LÝ LỊCH KHOA HỌC

Phạm Văn Thỉnh
  • Họ và tên
    : Phạm Văn Thỉnh
  • Chức vụ
    : Phó Giáo Sư
  • Học hàm, học vị
    : Tiến Sỹ
  • Điện thoại
  • Email
  • Bộ môn
    : Khoa KH Cơ bản
  • Đơn vị
    : Đại học Kinh tế - Công Nghệ Thái Nguyên

Quá trình đào tạo

Tốt nghiệp Đại học năm 1968, ngành Hóa học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nhận học vị Tiến sĩ năm 1981, ngành Hóa học các hợp chất thiên nhiên tại Đại học Tổng hợp Taskent, Liên Xô cũ.

Quá trình công tác

  • Từ năm 1968 – 1984: Giảng viên khoa Hóa, trường Đại học Sư Phạm Việt Bắc.
  • Từ năm 1984 – 1991: Chủ nhiệm khoa Hóa, trường Đại học Sư Phạm Việt Bắc.
  • Từ năm 1984 – 1991: Chủ nhiệm khoa Hóa, trường Đại học Sư Phạm Việt Bắc.
  • Từ năm 1995 – 1998: Phó hiệu trưởng, trường Đại học Sư Phạm – Đại học Thái Nguyên.
  • Từ năm 1998 – 2007: Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên.

Chức danh khoa học: Phó Giáo sư.

Trình độ ngoại ngữ: Nga D; Anh B.

Đơn vị công tác hiện tại: Khoa Hoá, Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên.

Các lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy

  • Chuyên ngành nghiên cứu: Hoá học các hợp chất thiên nhiên và hoá học hữu cơ.
  • Môn học giảng dạy đại học: Cơ sở lý thuyết hoá hữu cơ; Hoá học các chất thiên nhiên.
  • Môn học giảng dạy sau đại học: Cơ sở Lý thuyết Hoá hữu cơ; Hoá học các chất thiên nhiên; Hoá học hữu cơ hiện đại; Hoá học lập thể.

Các công trình khoa học

1. Sách, giáo trình đã xuất bản

[1] Hoá học Lập thể, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc in năm 1994.

[2] Hứa Văn Thao, Hoá học các chất thiên nhiên. Sách trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, xuất bản năm 2000.

[3] Phạm Đình Cường, Cơ sở lý thuyết Hoá Hữu cơ, Sách trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, xuất bản năm 2000.

2. Đề tài , chương trình, dự án KH&CN đã chủ trì

2.1. Đề tài KH&CN các cấp đã chủ trì

- Cấp Nhà nước (tham gia phó chủ nhiệm đề tài)

Nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô hình phát triển kinh tế xã hội vùng An toàn khu ATK Định Hoá, Thái Nguyên. Nghiệm thu năm 2005, loại tốt.

- Cấp Bộ

[1] Đề tài B.1996- 5.4.11. Nghiên cứu cơ bản: Nghiên cứu hoá học các hợp chất thiên nhiên các thực vật và ứng dụng chúng để làm thuốc. Đánh giá tốt tiếp tục phát triển năm 1998.

[2] Đề tài nghiên cứu cơ bản mã số B.1998- 5.4.13 Nghiên cứu Hoá học thực vật được dùng để làm dược liệu. Đánh giá tốt 2002.

[3] Đề tài cấp Bộ trọng điểm “Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo hệ Cử tuyển”. Nghiệm thu năm 2006, xếp loại tốt.

2.2. Chương trình, dự án KH&CN đã chủ trì

Chuyển giao chế tạo keo dán gỗ cho xí nghiệp gỗ Tháng Tám Thái Nguyên từ 1988 đến 1990 và chuyển giao năm 1990.

3. Các bài báo, báo cáo khoa học

3.1. Bài báo, báo cáo khoa học quốc tế

[1] Poliphenols of in root bark Hibiscus cannabinus; Journal “Chemistry of natural compouund” p. 233, No- 1 (1979).

[2] Flavans of root Hibiscus cannabinus; Journal “Chemistry of natural compouund” p. 394 No- 2 (1981).

[3] Accumulative precess of flavans in root Hibiscus cannabinus. Journal “Chemistry of natural compouund” p. 558, No- 5 (1981).

2.2. Bài báo, báo cáo khoa học trong nước

[1] Nghiên cứu polyphenol trong chè xanh Bắc Thái. Thông báo khoa học trường ĐHSP, số 1 năm 1986.

[2] Một số vấn đề về dạy và học môn hoá theo sách giáo khoa mới. Thông báo khoa học trường ĐHSP, số 3 năm 1992.

[3] Nghiên cứu sự liên thông kiến thức Vật lí – Hoá học Báo cáo số 17. Kỷ yếu của hội Vật lí Việt Nam 1995.

[4] Nghiên cứu thành phần polyphênol của cây nhân trần và lá ổi mọc hoang tại Bắc Thái. Thông báo khoa học trường ĐHSP, số 2 năm 1996.

[5] Nghiên cứu flavanoit trong rễ đay Hưng Yên Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, số 1-1996.

[6] Giảng dạy theo hướng liên thông kiến thức Vật lí – Hóa học. Tạp chí Vật lí phổ thông, số 34. Tháng 6 năm 1996.

[7] Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu mới của miền núi. Kỷ yếu hội thảo khoa học các tỉnh phía Bắc “Giáo dục và đào tạo với sự nghiệp CNH-HĐH ở miền núi phía Bắc Việt Nam”. Tháng 5 năm 1998.

[8] Một số kết quả nghiên cứu hoá học của hạt mơ và hạt mai trồng tại Thái Nguyên và Bắc Kạn. Kỷ yếu “Hội thảo quốc gia các trường ĐHSP tại thành phố Vinh”. Tập 2. Tháng 12 năm 1998.

[9] Góp phần nhiên cứu thành phần hoá học của hạt mơ trơn và thử hoạt tính sinh lý của nó. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Thái Nguyên số 2 năm 1999.

[10] Bước đầu nghiên cứu thành phần hoá học trong rễ cây đinh lăng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ , Đại học Thái Nguyên, số 2 năm 2000.

[11] Sự liên thông giữa khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và nghiệp vụ sư phạm. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục. Phụ trương quý 1 năm 2000.

[12] Vấn đề giảng dạy hoá học hữu cơ ở trường ĐHSP theo hướng tích cực hoá người học. Kỷ yếu “Hội thảo khoa học toàn quốc của phân hội giảng dạy hoá học. Hội Hoá học Việt Nam”. Tháng 3 năm 2000.

[13] Góp phần nghiên cứu cây Đại bi mọc hoang tại Thái Nguyên. Thông báo khoa học trường ĐHSP; Số 2 năm 2000.

[14] Nghiên cứu thành phần hoá học thực vật chè di thực Nhật Bản vào Việt Nam năm 1995 tại nông trường chè Sông Cầu. Kỷ yếu hội thảo "Công tác chuyển giao Khoa học Công nghệ nông - lâm nghiệp khu vực trung du và miền núi phía Bắc”, Thái Nguyên, năm 2000.

[15] Bước đầu nghiên cứu thành phần hoá học cây rau Bồ khai (Erythropalum scandens blume) Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên; Số 4 năm 2000.

[16] Đại học Thái Nguyên đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Tạp chí Lao động và Xã hội; số 3, Năm 2001.

[17] Một số ý kiến trao đổi về phương pháp dạy đại học theo hướng tối ưu hoá hoạt động của sinh viên. Kỷ yếu hội thảo khoa học kỷ niệm 35 năm thành lập trường ĐHSP (tháng 11 năm 2001).

[18] Nghiên cứu thành phần hoá học cây khổ sâm cho lá tại huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên số 4 năm 2001.

[19] Bước đầu nghiên cứu thành phần hoá học rễ cây rau Bồ khai (erythropalum scandens blume). Kỷ yếu Hội nghị Hoá học Hữu cơ toàn quốc lần thứ hai Hà Nội tháng 12 năm 2001.

[20] Bước đầu nghiên cứu hoá học thân cây xạ đen tại tỉnh Hoà Bình. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên số 2 năm 2006.

[21] Phân lập và nghiên cứu cấu trúc steroit trong cây chỉ thiên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên số 1 năm 2007.

[22] Nghiên cứu hoá học cây chó đẻ răng cưa Phyllanthus urinaria mọc hoang tại Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên số 2 năm 2008.

[23] Nghiên cứu hoá học cây đỏ ngọn Cratoxylum prunifolium Kyrts mọc hoang tại đồi Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên số 2 năm 2008.

4. Các sản phẩm Khoa học Công nghệ được ứng dụng trong nước

Keo dán để sản xuất gỗ dán được áp dụng tại xí nghiệp gỗ Tháng Tám – Thái Nguyên.

Hoạt động đào tạo sau đại học: Đã hướng dẫn thành công 19 luận văn thạc sĩ.