Quy trình thực hiện công tác tự đánh giá cơ sở giáo dục

Một số nội dung cần thực hiện đối với quá trình tự đánh giá cơ sở giáo dục

Thứ nhất, các CSGD thành lập Hội đồng tự đánh giá và Hiệu trưởng là người ra quyết định thành lập Hội đồng này.

Thứ hai, Hội đồng tự đánh giá xây dựng kế hoạch tự đánh giá nhằm sử dụng có hiệu quả thời gian và các nguồn lực của CSGD để đảm bảo đạt được mục đích của đợt tự đánh giá.

Thứ ba, Trong quá trình thực hiện báo cáo tự đánh giá, các cơ sở giáo dục phải phân tích các tiêu chí và thu thập thông tin và minh chứng để chứng minh cho những nhận định trong báo cáo tự đánh giá. Các cơ sở dữ liệu cần có để phục vụ cho báo cáo tự đánh giá là: (i) Báo cáo cuối học kỳ 1 và cuối năm về việc người học đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên khi kết thúc môn học, bao gồm quy trình, công cụ và kết quả; (ii) Báo cáo hàng năm về việc người học đánh giá chất lượng đào tạo của CSGD trước khi tốt nghiệp; bao gồm quy trình, công cụ và kết quả; (iii) Báo cáo hàng năm kết quả khảo sát tình hình việc làm của người học sau khi tốt nghiệp; bao gồm quy trình, công cụ và kết quả; (iv) báo cáo hằng năm kết quả hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng; (v) Báo cáo hằng nam kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng của thư viện, phòng thí nghiệm, thực hành, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ khác so với yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học; bao gồm quy trình, công cụ và kết quả; và (vi) cơ sở dữ liệu chất lượng CSGD (phụ lục 1).

Thứ tư, Ban thư ký xử lý phân tích các thông tin minh chứng thu được theo phiếu đánh giá tiêu chí (phụ lục 2). Trong quá trình này, Hội đồng tự đánh giá có trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin và minh chứng.

Thứ năm, viết báo cáo tự đánh giá. Báo cáo tự đánh giá là văn bản trình bày toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động tự đánh giá của CSGD theo các tiêu chuẩn, tiêu chí. Báo cáo tự đánh giá sẽ do Hội đồng tự đánh giá thông qua sau khi có sự nhất trí với nội dung của báo cáo tự đánh giá.

Quy trình  chi tiết xem file đính kèm