Nội dung các học phần CTDH năm 2015

MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG CÁC HỌC PHẦN

I. Khối kiến thức giáo dục đại cương

 

1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin

5 TC

Nội dung thực hiện theo công văn số 2488/BGDĐT-ĐH&SDH, ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: những nội dung cơ bản về thế giới quan, Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin; Những nội dung trọng tâm của học thuyết kinh tế Mác-Lênin; Những nội dung cơ bản thuộc lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về Chủ nghĩa xã hội.

2. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3 TC

Nội dung thực hiện theo công văn số 2488/BGDĐT-ĐH&SDH, ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học phần Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng và phát triển văn hoá xã hội; Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa; Đường lối đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh

2 TC

Nội dung thực hiện theo công văn số 2488/BGDĐT-ĐH&SDH, ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và xây dựng con người mới, Phương pháp luận Hồ Chí Minh.

4, 5. Giáo dục thể chất

5 TC

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học phần Giáo dục thể chất bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Huấn luyện cho người học những kiến thức cơ bản về thể thao quần chúng và thể thao quân sự bao gồm: Hiểu biết nguyên tắc, phương pháp huấn luyện thể lực, luật và tổ chức thi đấu một số môn thể thao.

6, 7, 8. Giáo dục quốc phòng và an ninh

8 TC

Nội dung học phần Giáo dục quốc phòng và an ninh gồm các nội dung ban hành tại Thông tư số 31/2012/TT- BGDĐT, ngày 12/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học phần này chi tiết gồm những nội dung kiến thức sau đây: Trang bị những kiến thức cơ bản về Đường lối quân sự của Đảng; Công tác quốc phòng, an ninh; Quân sự chung và chiến thuật,  kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC).

9. Đại số tuyến tính

3 TC

Học phần Đại số tuyến tính bao gồm các nội dung chính: Không gian véctơ, không gian con, cơ sở và số chiều của không gian véctơ hữu hạn chiều. Ma trận, các phép toán trên ma trận. Định thức và các phương pháp tính định thức. Lý thuyết hệ phương trình tuyến tính tổng quát, các phương pháp giải hệ phương trình tuyến tính. Hệ phương trình tuyến tính thuần nhất. Ánh xạ tuyến tính, các phép toán trên các ánh xạ tuyến tính, giá trị riêng và vectơ riêng của một ánh xạ tuyến tính, chéo hóa ma trận, dạng song tuyến tính, dạng toàn phương, đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc, và không gian véc tơ Ơclít,...

10. Giải tích 1

4 TC

Nội dung học phần Giải tích 1 bao gồm các kiến thức về: Hàm số, sự liên tục của hàm số, phép tính vi phân, tích phân, lý thuyết chuỗi. Nội dung chương trình đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của toán học, yêu cầu sinh viên phải nắm được các tính chất của hàm một biến số (bao gồm giới hạn, tính liên tục, phép tính vi phân) và mối quan hệ giữa các tính chất đó. Đồng thời cần nắm được khái niệm tích phân suy rộng và sự hội tụ của chúng. Từ đó có khả năng vận dụng các kiến thức vào các chuyên ngành mà sinh viên được đào tạo.

11. Giải tích 2

4 TC

Nội dung học phần Giải tích 2 bao gồm: Chuỗi số, chuỗi hàm số. Đạo hàm và vi phân của hàm nhiều biến. Tích phân phụ thuộc tham số, tích phân bội. Nội dung chương trình đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của toán học, yêu cầu sinh viên phải nắm được  các khái niệm và tính chất của chuỗi số, chuỗi hàm số. Từ đó có khả năng vận dụng các kiến thức vào các chuyên ngành mà sinh viên được đào tạo.

12. Tiếng Anh 1

3 TC

Môn học củng cố và ôn tập lại kiến thức ngữ pháp về thì hiện tại thường, hiện tại tiếp diễn, quá khứ thường, so sánh hơn và hơn nhất; Sinh viên được bổ sung thêm một số kiến thức ngữ pháp mới về câu điều kiện loại 1, cách dùng thì quá khứ tiếp diễn Nắm vững được hệ thống từ vựng liên quan đến chủ đề của bài học, củng cố lại những cấu trúc câu thông dụng đã học và trang bị thêm cấu trúc nâng cao để hiểu rõ văn phong cách diễn đạt trong tiếng Anh.

13. Tiếng Anh 2

3 TC

Người học được củng cố và ôn tập lại kiến thức ngữ pháp về thì hiện tại hoàn thành, danh từ đếm được và không đếm được. Bổ sung thêm một số kiến thức ngữ pháp mới về cách dùng would, câu điều kiện loại 2, thì tương lai… Nắm  vững được  hệ  thống từ vựng liên quan đến chủ đề của bài học, củng cố lại những cấu trúc câu thông dụng đã học cũng như trang bị thêm cấu trúc nâng cao để hiểu rõ văn phong cách diễn đạt trong tiếng Anh.

14. Tiếng Anh 3

3 TC

Người học được cung cấp kiến thức ngữ pháp về thì tương lai, quá khứ hoàn thành, thể bị động…Nắm vững được hệ thống từ vựng liên quan đến các chủ đề của bài học,  củng cố lại các cấu trúc thông dụng đã học cũng như được trang bị thêm các cấu trúc nâng cao, hiểu rõ văn phong, cách diễn đạt trong tiếng Anh. Người học phải hình thành được các kĩ năng đọc hiểu như: kĩ năng đọc lướt, kĩ năng đọc tìm ý chính, kĩ năng đoán ý tác giả, kĩ năng đoán nghĩa của từ thông qua văn cảnh…Người học biết vận dụng sáng tạo kiến thức đã học để có thể viết bài về những chủ đề khác nhau; Người học phát triển kĩ năng nghe, nói, và có thể vận dụng hợp lí những kiến thức đã học vào giao tiếp thực tế.

15. Tiếng Anh chuyên ngành

2 TC

Học phần Tiếng Anh chuyên ngành cung cấp các kiến thức về các thuật ngữ tiếng Anh thông dụng trong các ngành kỹ thuật; đồng thời rèn luyện sinh viên các kỹ năng đọc hiểu và dịch các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật.

16. Tin học cơ sở

3 TC

Học phần Tin học cơ sở trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin; hệ điều hành, phần mềm ứng dụng, phần mềm tiện ích; Khai thác hệ điều hành phổ thông MS Windows; Sử dụng các phần mềm văn phòng để làm tài liệu, quản trị dữ liệu ở mức đơn giản; Sử dụng các dịch vụ trên Internet như e-mail, tìm kiếm tin tức.

17. Xác suất thống kê

2 TC

Học phần Xác suất thống kê trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản của lý thuyết xác suất như các hiện tượng ngẫu nhiên, tất nhiên, các loại phân bố gián đoạn, phân bố liên tục, phân bố xác suất các đại lượng ngẫu nhiên. Học phần trình bày phương pháp thống kê xử lý các số liệu thực nghiệm và mối tương quan giữa các đại lượng tham số. Kiến thức lý thuyết được trình bày để sinh viên có thể áp dụng dễ dàng vào các ngành học thích hợp trong kỹ thuật.

18. Tiếng Việt thực hành

2 TC

Học phần Tiếng Việt thực hành bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản của tiếng Việt, góp phần rèn luyện tư duy khoa học cho sinh viên, Rèn luyện năng lực sử dụng tiếng Việt một cách chính xác, mạch lạc, chặt chẽ và trong sáng. Môn học sẽ giúp trang bị cho sinh viên những kỹ năng soạn thảo và trình bày các loại hình văn bản và báo cáo thông dụng.

19. Hóa học đại cương

3 TC

Học phần Hoá học đại cương bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Hệ thống tuần hoàn - Nhiệt động học áp dụng cho hoá học; chiều hướng và giới hạn tự diễn biến của các quá trình; cân bằng hoá học; động hoá học; dung dịch, dung dịch chất điện ly, dung dịch chất không điện ly; hiện tượng bề mặt; điện hoá học; ăn mòn kim loại; phương pháp chống ăn mòn kim loại.

20. Vật lý đại cương 1

3 TC

Học phần Vật lý 1 bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Cơ học chất điểm; Trường hấp dẫn Newton; Cơ học hệ chất điểm – Cơ học vật rắn; Động lực học chất khí; Phương trình cơ bản thuyết động lực học; Giới thiệu về nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học, nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học; Hàm sóng, ý nghĩa thống kê hàm sóng; Chu trình Carnot. Trường và sóng điện từ.

21. Vật lý đại cương 2

3 TC

Học phần Vật lý 2 bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Sóng ánh sáng; Thuyết tương đối Einstein; Quang lượng tử; nguyên tử - Phân tử; vật liệu điện và từ; vật liệu quang Laser; phương trình cơ bản cơ học lượng tử; hệ thức bất định Heidelberg; sắt từ; điện môi; đặc tính V – A của Transitor và Diode.

22. Thí nghiệm Vật lý

1 TC

Học phần Thí nghiệm Vật lý cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tế về những vấn đề cơ bản của các học phần Vật lý 1, Vật lý 2.

23. Pháp luật đại cương

2 TC

Học phần Pháp luật đại cương bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Giới thiệu các khái niệm, các phạm trù chung cơ bản nhất về Nhà nước và Pháp luật dưới góc độ của khoa học quản lý. Trên cơ sở đó, đi vào phân tích: Cấu trúc của bộ mày Nhà nước cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý và cơ cấu của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; một số nội dung cơ bản của Luật  Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự.

24. Các học phần tự chọn cơ bản

 

24.1. Logic học đại cương

2 TC

Học phần giới thiệu về logic học hình thức, các qui luật và hình thức cơ bản của tư duy. Qua đó sinh viên được rèn luyện và nâng cao tư duy khoa học.

24.2. Quản trị học đại cương

2 TC

Học phần Quản trị học đại cương bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Cung cấp các kiến thức cơ bản về quản trị và sự vận dụng thực tiễn doanh nghiệp của nó như: khái niệm và bản chất của quản trị; Nhà quản trị; Môi trường quản trị; Các lý thuyết quản trị (cổ điển và hiện đại); Các chức năng của quản trị; Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Học phần còn cập nhật một số vấn đề mới của quản trị học hiện đại như quản trị thông tin và ra quyết định, quản trị sự đổi mới/thay đổi, quản trị xung đột, quản trị rủi ro và cơ hội của một doanh nghiệp.

24.3. Môi trường và con người

2 TC

Học phần Môi trường và con người bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Cung cấp các thông tin về tình hình môi trường; bảo vệ môi trường, khung pháp lý về bảo vệ môi trường ở Việt Nam; các phương pháp quản lý các nguồn tác động môi trường điển hình.

24.4. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

2 TC

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học thuộc về lĩnh vực khoa học tư duy. Mục đích của học phần là trang bị cho sinh viên những tri thức và kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học. Nội dung học phần bao gồm: Khái quát về Phương pháp luận NCKH; Đại cương về Nghiên cứu khoa học; Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học; Phương pháp nghiên cứu khoa học; Xử lý dữ liệu trong NCKH; Logic tiến hành một công trình NCKH.

24.5. Xã hội học đại cương

2 TC

Học phần Xã hội học đại cương cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về xã hội học: như lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học, đối tượng chức năng của xã hội học, các khái niệm, và phạm trù xã hội học, phương pháp nghiên cứu và các chuyên ngành xã hội học. Sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản, những luận điểm cơ bản của các lối tiếp cận xã hội học; Sinh viên hiểu biết được một số quy luật cơ bản của các sự kiện, hiện tượng xã hội và vận dụng lý giải một số hiện tượng xã hội ở VN.

24.6. Cơ sở văn hóa Việt Nam

2 TC

Môn học này trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về tiến trình phát triển của văn hoá Việt Nam và đặc trưng văn hoá Việt Nam, qua đó có thể thấy được những nét tương đồng và khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các nước khác, đặc biệt là với văn hóa các nước trong khu vực và văn hóa các nước từng có nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam. Môn học này cung cấp cho sinh viên một hành trang văn hoá Việt Nam để họ hiểu rõ hơn dân tộc mình, nền văn hoá của mình. Sinh viên có thể phân biệt rõ khái niệm văn hoá, văn hiến, văn minh, văn vật, hiểu được các giai đoạn phát triển của văn hoá Việt Nam và những nét riêng, đặc trưng của văn hoá Việt Nam.

25. Cơ học kỹ thuật

2 TC

Môn học cung cấp các kiến thức về trạng thái cân bằng của vật thể dưới tác dụng của các lực; các khái niệm cơ bản và hệ tiên đề của tĩnh học; thu gọn hệ lực; tìm điều kiện cân bằng của vật thể dưới tác dụng của hệ lực không gian và các hệ lực đặc biệt; ma sát; trọng tâm của vật rắn.

26. Vẽ kỹ thuật

3 TC

Học phần Vẽ kỹ thuật bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Xây dựng đồ thức của các đối tượng hình học như điểm, đường thẳng, mặt phẳng và các mặt hình học cơ bản bằng phép chiếu vuông góc; ứng dụng để giải các bài toán trong các trường hợp đặc biệt; Xây dựng hình biểu diễn của các vật thể như: Hình chiếu, hình cắt, mặt cắt và hình chiếu trục đo….; Sử dụng phần mềm máy tính trợ giúp thiết kế để xây dựng các bản vẽ 2 chiều.

27. Máy CNC và Robot công nghiệp

2 TC

Học phần này cung cấp các kiến thức cơ sở, phương pháp lập trình và kỹ năng vận hành các máy công cụ CNC và Rô bốt công nghiệp cho sinh viên Cơ khí bao gồm các nội dung: Các khái niệm, định nghĩa cơ bản và phân loại hệ điều khiển số; Nhiệm vụ điều khiển máy công cụ theo chương trình số: Sơ đồ cấu trúc tổng quát của hệ điều khiển CNC và các cụm kết cấu cơ bản của máy công cụ CNC và Rôbốt công nghiệp; Hệ dẫn động chạy dao, hệ dẫn động trục chính và nguồn động lực của máy công cụ CNC; Động học và thiết kế quĩ đạo cho Rôbốt công nghiệp; Khái quát về lập trình máy CNC và Rôbốt công nghiệp.

28. Kỹ thuật đo lường

2 TC

Học phần Kỹ thuật đo lường bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Cơ sở lý thuyết của kỹ thuật đo lường: Các khái niệm cơ bản của kỹ thuật đo lường, sai số của phép đo và gia công kết quả đo; các cơ cấu chỉ thị; các sensor đo lường; Mạch đo lường và gia công thông tin, mạch tỷ lệ; mạch gia công tính toán; khái niệm cơ bản về AD; DA,… ; đo dòng điện, điện áp; đo các đại lượng không điện: lực, áp suất, nhiệt độ. Giới thiệu độ bóng, bề dày, kích thước sản phẩm….

29. An toàn công nghiệp

2 TC

Học phần An toàn công nghiệp bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Một số vấn đề về khoa học bảo hộ lao động: Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản trong khoa học bảo hộ lao động. Luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động. Kỹ thuật vệ sinh lao động. Kỹ thuật an toàn điện. Kỹ thuật an toàn hoá chất. Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy...

30. Các quá trình gia công cơ bản

2 TC

Học phần Các quá trình gia công bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Khảo sát các quá trình gia công cơ bản trong sản xuất cơ khí bao gồm các quá trình Đúc; Gia công kim loại bằng áp lực; Hàn và cắt kim loại; Gia công cắt gọt; Xử lý nhiệt; Gia công đặc biệt; lắp ráp; đồng thời quan tâm đến một số vấn đề khác như: khái niệm cơ bản trong sản xuất cơ khí, Vật liệu kim loại và phi kim loại, chất lượng của sản phẩm cũng như các khái niệm về Cơ khí hoá và tự động hoá trong sản xuất công nghiệp.

31. Thực tập cơ sở

2 TC

Học phần Thực tập cơ sở bao gồm những nội dung kiến thức cơ bản sau: Sinh viên tìm hiểu những kiến thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật an toàn thông qua các ban nghề: Rèn, gò – hàn, đúc; nguội; đo lường và khí cụ điện, lắp ráp một số mạch điện thông dụng; làm quen với các quá trình gia công cắt gọt….

32. Các môn tự chọn 2 (Tự chọn Quản lý công nghiệp)

 

32.1. Kinh tế học đại cương

2 TC

Môn học bao gồm hai phần chính: Kinh tế học vi mô: đề cập đến các vấn đề về luật cung cầu, cơ chế thị trường của người tiêu dùng, hành vi của nhà sản xuất, và các cấu trúc thị trường cạnh tranh; Kinh tế học vĩ mô: đề cập đến các vấn đề chu kỳ kinh tế, đo lường sản lượng kinh tế quốc dân, tổng cung, tổng cầu, các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, hệ thống ngân hàng và kinh doanh quốc tế.

32.2. Marketing căn bản

2 TC

Môn học Marketing căn bản giới thiệu những triết lý kinh doanh hiện đại, đã chi phối cách thức doanh nghiệp tham gia vào thị trường, với bí quyết của Marketing hiện đại là hiểu biết cặn kẽ nhu cầu, đây là nội dung cốt lõi, là xuất phát của mọi hoạt động Marketing. Do vậy Marketing sẽ trang bị cho người học khả năng thực hành Marketing một vũ khí độc đáo trên cơ sở hiểu biết thị trường và khách hàng. Để xây dựng và triển khai chiến lược Marketing hỗn hợp qua 4 công cụ: Sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiễn hỗn hợp.

32.3. Quản lý chất lượng

2 TC

Học phần Quản lý chất lượng bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: cung cấp những khái niệm cơ bản về chất lượng, các quan điểm về chất lượng trong nền kinh tế thị trường, các tiêu chuẩn chất lượng và đo lường chất lượng; các phương pháp quản lý chất lượng; các hình thức kiểm tra chất lượng. Hệ thống chất lượng ISO.

32.4. Quản lý công nghệ

2 TC

Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về các khái niệm về công nghệ và quản trị công nghệ; Dự báo, hoạch định công nghệ; Lựa chọn và đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ; Các chiến lược công nghệ và quản lý công nghệ tại doanh nghiệp.

32.5. Quản lý dự án

2 TC

Học phần Quản lý dự án bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Cung cấp những kiến thức cơ bản về phương pháp, nội dung và trình tự tiến hành việc xây dựng, phân tích và quản lý các dự án đầu tư đảm bảo tính khả thi và hiệu quả cao về các mặt tài chính, kinh tế, xã hội và môi trường. Các phương pháp kỹ năng cơ bản tiến hành quản lý các dự án.

32.6. Quản lý sản xuất

2 TC

Học phần Quản lý sản xuất bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Cung cấp các kiến thức cơ bản về quản trị sản xuất và tác nghiệp trong doanh nghiệp của nó như dự báo, quản trị công suất, lập kế hoạch, tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, quản trị dự trữ sản xuất hệ thống cung cấp đúng thời hạn trong hệ thống sản xuất sản phẩm công nghiệp; xác định mối quan hệ chặt chẽ với các chức năng quản lý khác.

33. Lý thuyết tín hiệu và hệ thống

2 TC

Nội dung môn học này bao gồm các tín hiệu và hệ thống thời gian liên tục và thời gian rời rạc; Tổng chập và Tích chập; Tuyến tính, thời gian bất biến, nhân quả, và sự ổn định của hệ thống. Phân tích tín hiệu và hệ thống trên miền tần số; Lọc, trích mẫu và điều chế; Hàm truyền Laplace, hàm truyền Z, chuỗi Fourier và hàm truyền Fourier; Các hệ thống phản hồi tuyến tính; Ứng dụng Matlab.

34. Cơ sở lý thuyết mạch điện 1

3 TC

Học phần cơ sở lý thuyết mạch điện 1 bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Những khái niệm cơ bản về mạch điện; mạch điện tuyến tính với kích thích hình sin và kích thích chu kỳ không sin; các phương pháp phân tích mạch điện tuyến tính ở chế độ xác lập khi không có hỗ cảm và có hỗ cảm; các tính chất cơ bản của mạch tuyến tính; các phương pháp biến đổi tương đương mạch điện; phân tích mạch điện ở chế độ xác lập bằng máy tính.

35. Cơ sở lý thuyết mạch điện 2

3 TC

Học phần Cơ sở lý thuyết mạch điện 2 bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Phân tích mạch 3 pha ở chế độ xác lập khi làm việc ở trạng thái đối xứng, không đối xứng với phụ tải tĩnh và phụ tải động; phân tích mạch tuyến tính ở chế độ quá độ; khái niệm chung về mạch phi tuyến, phân tích mạch phi tuyến ở chế độ xác lập và quá độ; phân tích mạch điện ở chế độ quá độ bằng máy tính; khái niệm chung về dây dài.

36. Thí nghiệm mạch điện

1 TC

Lắp mạch thí nghiệm đo dòng, áp, công suất trên các phần tử của mạch RLC với các nguồn kích thích khác nhau từ đó so sánh với kết quả lý thuyết và nhận xét.

37. Lý thuyết trường điện từ

2 TC

Môn học trang bị cho sinh viên có được những kiến thức cơ bản về trường điện từ; các mô tả toán học của quy luật tương tác động lực học; Trường điện từ - Môi trường chất, mô tả toán học của trường điện từ tĩnh, dừng, biến thiên; khái niệm về thế vô hướng, thế véctơ; phương trình Laplace – Poatxong; các luật cơ bản của điện trường tĩnh, các hình thái phân bố điện tích của môi trường; điều kiện bờ và cách xác định điều kiện bờ của bài toán điện trường tĩnh; các phương pháp giải phương trình Laplace – Poatxong; phân tích các bài toán thường gặp.

38. Kỹ thuật điện tử tương tự

2 TC

Học phần giới thiệu đặc tính dẫn điện của chất bán dẫn, cấu tạo, nguyên lý làm việc, các đặc tính, các tham số, sơ đồ tương đương của các linh kiện điện tử tích cực như diode, tranzitor Bipolar, tranzitor trường, thyristor.

39. Kỹ thuật điện tử số

2 TC

Học phần Kỹ thuật điện tử số trang bị các kiến thức: Các hệ thống số đếm, số học, mã; đại số Boolean; kỹ thuật tối giản; thiết kế logic; các cổng logic cơ bản; bộ đếm; mạch dãy đồng bộ; chuyển đổi A/D, D/A; dùng máy tính mô phỏng.

40. Lý thuyết điều khiển tự động

3 TC

Học phần Lý thuyết điều khiển tự động trang bị cho sinh viên những kiến thức: Khái niệm và các nguyên tắc của điều khiển phản hồi tuyến tính; mô tả toán học hệ điều khiển tuyến tính bằng sơ đồ cấu trúc và hàm truyền đạt, đặt tính tần số, không gian trạng thái; xét ổn định và xác định thông số làm cho hệ ổn định, đánh giá chất lượng hệ điều khiển tuyến tính; tổng hợp bằng bộ điều chỉnh PID, bù nhiễu, bù tín hiệu vào...

41. Máy điện

4 TC

Học phần Máy điện bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Các kiến thức cơ bản về máy biến áp, máy điện một chiều, máy điện xoay chiều: Cấu tạo, nguyên lí làm việc, từ trường trong máy, các quan hệ điện từ và các đặc tính cơ bản của các loại máy điện thông dụng; ưu, nhược điểm và những ứng dụng của các loại máy biến áp, các loại động cơ, máy phát trong công nghiệp và đời sống; các loại máy điện đặc biệt.

42. Điện tử công suất

3 TC

Học phần điện tử công suất bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Khái quát về các linh kiện bán dẫn công suất; Phân tích chế độ làm việc và thiết kế các bộ chỉnh lưu công suất AC - DC, DC - DC, và nghịch lưu DC - AC.

43. Vi xử lý – vi điều khiển

3 TC

Học phần Vi xử lý – vi điều khiển bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Tổng quan về các hệ đếm và biểu diễn thông tin trong các hệ vi xử lý – vi điều khiển. Vi xử lý: Tổng quan về kiến trúc hệ vi xử lý; tổ chức phần cứng của CPU họ Intel 80x86, các chế độ đánh địa chỉ, tập lệnh, lập trình hợp ngữ (assembly) cho 80x86 với những bài toán đơn giản; một số vi mạch phụ trợ trong hệ vi xử lý. Vi điều khiển: Cấu trúc hệ vi điều khiển onchip MCS 8051; lập trình hợp ngữ cho vi điều khiển, hoạt động định thời, ngắt và truyền thông nối tiếp; giới thiệu một số họ vi xử lý thông dụng khác. Giới thiệu một số bài toán ứng dụng tiêu biểu.

44. Hệ thống cung cấp điện

4 TC

Học phần Hệ thống cung cấp điện bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Những vấn đề chung về cung cấp điện; Tính toán phụ tải điện; Mạng điện xí nghiệp và các tính toán cơ bản trong mạch điện; Trạm biến áp và trạm phân phối; Nhận dạng sự cố và tính toán ngắn mạch trong mạng điện; Tính chọn và kiểm tra thiết bị điện trong mạng xí nghiệp; Bảo vệ rơle trong mạng điện xí nghiệp, bảo vệ chống sét trong mạng điện xí nghiệp; Tiết kiệm điện năng và bù cos trong mạng điện xí nghiệp.

45. Truyền động điện

3 TC

Học phần Truyền động điện bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Khái niệm chung về hệ thống truyền động điện (TĐĐ) và các đặc tính cơ của truyền động điện, các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, xoay chiều. Phân tích quá trình điện, điện từ, cơ trong hệ truyền động điện dùng các bộ biến đổi; phương pháp chung tính chọn công suất động cơ điện.

46. Kỹ thuật đo lường – thông tin CN

2 TC

Học phần Đo lường và thông tin công nghiệp bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Phân đo lường điện – điện tử: Trình bày kỹ thuật đo đếm điện năng (công suất và năng lượng, công tơ số); đo góc pha và hệ số công suất ; đo tần số và khoảng cách thời gian; Đo các thông số của mạch điện; cơ sở kỹ thuật đo lường điện tử; các phương pháp đo, nguyên tắc xây dựng các phương tiện đo các thông số, đặc tính của tín hiệu và mạch điện tử; Phân tích hệ thống thông tin công nghiệp: Hệ thống thu thập xử lý truyền các số liệu trong công nghiệp; các khâu cơ bản của hệ thống thông tin công nghiệp; một số hệ thống cụ thể: kiểm tra tự động, hệ chẩn đoán kỹ thuật, hệ thống đo lường giám sát, CAMAC, SCADA....

47. Đồ án cơ sở (Thiết kế hệ thống cung cấp điện)

1 TC

Học phần Đồ án môn học Hệ thống cung cấp điện bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Thiết kế mạng điện phân xưởng (chọn một phân xưởng điển hình) và thiết kế hệ thống cung cấp điện toàn xí nghiệp: Tính toán phụ tải, thiết kế sơ đồ đi dây và sơ đồ nguyên lý; tính chọn thiết bị điện; tính toán ngắn mạch để kiểm tra các thiết bị trong mạng điện; thiết kế bảo vệ rơ le và đo lường trạm biến áp xí nghiệp; phương thức vận hành mạng điện xí nghiệp.

48. Kỹ thuật điều khiển số

2 TC

Học phần Kỹ thuật điều khiển số bao gồm các nội dung: Phân tích và thiết kế các hệ thống điều khiển tuyến tính, rời rạc trong miền thời gian; Phép biến đổi Z; Độ ổn định; Các hệ thống multirate; Mô phỏng số cho các hệ thống điều khiển tuyến tính thời gian rời rạc; Tổng hợp các các thuật toán cho các bộ điều khiển số.

49. Vật liệu điện - Khí cụ điện

3 TC

Phần Vật liệu điện bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Nghiên cứu các tính chất, những đặc điểm và ứng dụng của các vật liệu trong kĩ thuật điện; ảnh hưởng của các yếu tố đến đặc tính điện và tuổi thọ sử dụng của chúng trong kết cấu thiết bị điện, biện pháp hạn chế các ảnh hưởng đó. Phần Khí cụ điện bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Những lí luận cơ bản, cấu tạo, nguyên lí làm việc, đặc tính làm việc và công dụng của các khí cụ điện cơ bản và ứng dụng trong kĩ thuật điện; cơ sở tính chọn các khí cụ đóng cắt và bảo vệ cho hạ áp, rơ le, các khí cụ điều khiển và các khí cụ điện trong mạng điện áp cao.

50. Thí nghiệm Vi xử lý – Vi điều khiển

1 TC

Giúp cho sinh viên được trực tiếp làm quen và tiếp xúc với các loại cấu trúc phần cứng của các bộ vi xử lý – vi điều khiển tiêu biểu 80x86, 8051; Có khả năng thiết kế và xây dựng module (bao gồm phần cứng và phần mềm) sử dụng vi điều khiển cho các bài toán cụ thể.

51. Thí nghiệm Truyền động điện

1 TC

Giúp cho sinh viên được trực tiếp làm quen và tiếp xúc với các loại máy điện một chiều và xoay chiều, các thiết bị điện, các thiết bị đo, các hệ thống truyền động điện cũng như các mạch điện cụ thể; Giúp cho sinh viên sử dụng thành thạo các thiết bị đo, biết cách thao tác các quá trình khởi động, điều chỉnh tốc độ và hãm hệ thống truyền động điện, biết cách mắc và kiểm tra các mạch điện cụ thể; Thông qua thực nghiệm, xây dựng được các đặc tính cơ n = f(M) và các đặc tính cơ điện n = f(I) của các động cơ điện cũng như các hệ thống truyền động điện trong các chế độ làm việc khác nhau ở trạng thái tĩnh, khảo sát quá trình quá độ và tổn thất năng lượng của hệ thống.

52. Truyền động Thủy lực – Khí nén

2 TC

Học phần Truyền động thủy lực và khí nén là môn học cung cấp kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động của các phần tử, thiết bị thủy lực và khí nén và các phương pháp tính toán các hệ thống truyền động và hệ thống điều khiển bằng thủy lực khí nén. Ứng dụng điều khiển PLC vào các hệ thống truyền động thủy lực-khí nén trong công nghiệp.

53. Thực hành kỹ thuật điện-điện tử

2 TC

Học phần Thực tập kỹ thuật nhóm ngành điện bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Sinh viên phải làm quen với các thiết bị thực tế trong công nghiệp về hình dạng, tính năng, thông số kỹ thuật của thiết bị đơn giản đến phức tạp,… tìm hiểu các công cụ, thiết bị đo trong ngành và cách thao tác sử dụng. Tự tay lắp và đóng điện thử các bài thực hành cơ bản:

- Lắp một số mạch điện tử thông thường

- Lắp một số mạch điện dân dụng

- Lắp một số mạch điện cơ bản trong công nghiệp

- Đấu và cài đặt vận hành PLC, biến tần

- Quấn động cơ và MBA các loại

- Sửa chữa một số mạch điện khi sự cố, chạy thử, kiểm tra và kết luận.

54. Điều khiển quá trình

3 TC

Học phần Điều khiển quá trình bao gồm các nội dung chính như sau: Phát triển mô hình toán học và mô hình hàm truyền cho các quá trình động; Phân tích sự ổn định của quá trình và các đáp ứng động; Xác định theo thực nghiệm động học quá trình đối với đáp ứng dạng bước nhảy; Các dạng khác nhau của bộ điều khiển phản hồi PID; Sơ đồ khối và các sơ đồ quá trình và thiết bị; Thiết kế điều khiển bù tiến, điều khiển nối tầng và bộ dự đoán Smith; Sự tương tác của quá trình đa biến; Các phương pháp điều khiển số thông dụng.

55. Lý thuyết điều khiển nâng cao

2 TC

Học phần lý thuyết điều khiển nâng cao bao gồm những nội dung kiến thức sau: Khái niệm, phân loại, đối tượng sử dụng, các phương pháp điều khiển hiện đại; cấu trúc, phương pháp tính toán, thuật toán cài đặt, cách xác định hệ thống số của các phương pháp điều khiển hiện đại; phân tích một số hệ điều khiển hiện đại trong thiết bị thực tế.

56. Điều khiển logic khả trình (PLC)

3 TC

Học phần này cung cấp các kiến thức về tổng quan các hệ điều khiển logic sử dụng PLC; trình tự thiết kế một hệ điều khiển logic dùng PLC; PLC (Programmable Logic Controller) của hãng Siemens; ngôn ngữ lập trình; soạn thảo chương trình và một số bài toán ứng dụng.

57. Trang bị điện – điện tử cho các máy công nghiệp

2 TC

Học phần Trang bị điện cho các máy công nghiệp bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Giới thiệu chung về hệ thống trang bị điện – tự động hóa trên các máy công nghiệp, những yêu cầu cơ bản với hệ thống Trang bị điện – tự động hóa trên các máy công nghiệp; phân tích đặc điểm, yêu cầu công nghệ và các mạch điện cụ thể trong các máy gia công kim loại (máy cắt gọt kim loại, các trung tâm gia công CNC, máy gia công áp lực), các thiết bị gia công bằng áp lực, gia công bằng nhiệt, máy nâng – vận chuyển (cần trục, cẩu trục, bang tải, thang máy....), các máy khai thác xây dựng, các thiết bị trong ngành hóa chất, máy bơm và quạt gió...

58. Tự động hóa quá trình sản xuất

2 TC

Học phần Tự động hóa quá trình sản xuất bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Khái niệm chung về hệ thống tự động hoá quá trình sản xuất (TĐHQTSX), tự động hoá quá trình công nghệ (TĐHQTCN) như: Cấu trúc của hệ TĐHQTSX; các hệ con chức năng; các hệ con đảm bảo; thiết bị kỹ thuật của hệ thống TĐH; vai trò của con người và máy tính trong hệ TĐH; một số phần mềm ứng dụng trong điều khiển hệ thống TĐHQTSX, TĐH QTCN trong một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp ở VN.

59. Đồ án chuyên ngành

1 TC

Học phần chuyên ngành Tự động hóa bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: sinh viên có thể được giao một trong các dạng đề tài: Thiết kế một hệ thống trang bị điện hoàn chỉnh cho một cơ cấu, một máy hoặc một dây chuyền sản xuất; thiết kế hệ thống tự động ổn định điện áp máy phát; thiết kế các bộ nguồn chất lượng cao phục vụ các thiết bị điện hóa; thiết kế trang bị điện và tự động hóa cho lò điện, tòa nhà thông minh.  Nội dung đồ án về cơ bản phải có các phần sau: giới thiệu công nghệ máy sản xuất và các yêu cầu cơ bản đối với trang bị điện và tự động hóa cho máy hoặc bộ phận cần thiết kế trang bị điện; thiết kế sơ đồ nguyên lý hệ thống; tính chọn thiết bị điện cho sơ đồ đã thiết kế; thực hiện các tính toán về chế độ ổn định (trạng thái tĩnh) và chế độ quá độ (trạng thái động) của hệ và thực hiện đánh giá chất lượng; thuyết minh các chế độ làm việc đặc trưng của hệ thống.

60. Điều khiển tự động truyền động điện

3 TC

Học phần Điều khiển tự động truyền động điện bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Khái niệm chung về hệ điện cơ; Các loại bộ nguồn và các loại hệ thống điều chỉnh tự động truyền động điện động cơ một chiều, chế độ tĩnh của các hệ thống điều chỉnh tự động truyền động điện động cơ một chiều có phản hồi, chế độ động và thiết kế các các khâu của hệ điều khiển tốc độ có phản hồi; Hệ điều chỉnh tốc độ hai mạch vòng; Hệ truyền động đảo chiều; Hệ truyền động động cơ một chiều sử dụng bộ biến đổi xung áp điều chế độ rộng xung (PWM); Điều tốc động cơ xoay chiều bằng phương pháp thay đổi tần số.

61. Tự chọn 3 (Tự chọn chuyên ngành)

4 TC

Đối với học phần Tự chọn 3, sinh viên sẽ được phép lựa chọn 2 học phần (tương đương  4 tín chỉ) trong số 10 học phần Tự chọn chuyên ngành Tự động hóa theo sở trường và nguyện vọng cá nhân.

62. Thực tập tốt nghiệp

3 TC

Học phần Thực tập tốt nghiệp ngành Tự động hóa bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Sinh viên được đưa đến nhà máy, các công ty sản xuất để tìm hiểu thực tế và đảm bảo nắm được các nội dung sau: Nắm được mô hình quản lí, điều hành sản xuất từ đó nắm được quyền và nhiệm vụ tại từng vị trí trong sản xuất; Nắm được qui trình an toàn cho từng công đoạn, vị trí, của các công nghệ khác nhau cũng như xí nghiệp công nghiệp tổng quát; Tìm hiều thiết bị thực tế, cách đấu nối, vận hành , lắp đặt, sử chữa các thiết bị và dây truyền; Tổng kết toàn bộ kiến thức trong báo cáo thực tập và nhận xét, đóng góp ý kiến với đơn vị nơi thực tập. So sánh nhận xét giữa lý thuyết và thức tế sản xuất.

63. Đồ án tốt nghiệp

10 TC

Học phần Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tự động hóa bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Đồ án tốt nghiệp là học phần cuối cùng trong chương trình đào tạo kỹ sư điện chuyên ngành Tự động hóa, sinh viên có thể được giao một trong các dạng đề tài: Thiết kế một hệ thống trang bị điện hoàn chỉnh cho một cơ cấu, một máy hoặc một dây chuyền sản xuất; thiết kế hệ thống tự động ổn định điện áp máy phát; thiết kế các bộ nguồn chất lượng cao phục vụ các thiết bị điện hóa; thiết kế trang bị điện và tự động hóa cho lò điện, tòa nhà thông minh.  Nội dung đồ án về cơ bản phải có các phần sau: giới thiệu công nghệ máy sản xuất và các yêu cầu cơ bản đối với trang bị điện và tự động hóa cho máy hoặc bộ phận cần thiết kế trang bị điện; thiết kế sơ đồ nguyên lý hệ thống; tính chọn thiết bị điện cho sơ đồ đã thiết kế; thực hiện các tính toán về chế độ ổn định (trạng thái tĩnh) và chế độ quá độ (trạng thái động) của hệ và thực hiện đánh giá chất lượng; thuyết minh các chế độ làm việc đặc trưng của hệ thống.

Vẽ các bản vẽ lớn (khổ A0, tối thiểu 4 bản vẽ khổ A0) về sơ đồ nguyên lý hệ thống, sơ đồ nguyên lý chi tiết các khối (nếu có yêu cầu), các đồ thị, các đặc tính cơ bản của hệ. Ngoài ra, tùy theo khối lượng công việc cụ thể của đề tài, có thể thực hiện một chuyên đề khác nội dung đề tài.

64. Tự chọn 4 (Tự chọn chuyên ngành Tự động hóa)

 

Đối với học phần Tự chọn 4, sinh viên sẽ được phép lựa chọn 5 học phần (tương đương  10 tín chỉ) trong số 10 học phần Tự chọn chuyên ngành Tự động hóa theo sở trường và nguyện vọng cá nhân. Các học phần Tự chọn 4 không được trùng với các học phần Tự chọn 3 đã học.

64.1. Xử lý tín hiệu số

2 TC

Trang bị cho sinh viên các kiến thức và ứng dụng của DSP. Nội dung bao gồm: Các khái niệm vê DSP; Hệ thống xử lý số tín hiệu; Biểu diễn tín hiệu rời rạc và hệ thống trong miền thời gian; Biểu diễn hệ thống rời rạc trong miền Z; Phân tích tần số của tín hiệu rời rạc; Biểu diễn và phân tích hệ thống rời rạc trong miền tần số; Thiết kế các bộ lọc FIR, IIR. Vận dụng các phương pháp biểu diễn, phân tích và xử lý số tín hiệu, phân tích và thiết kế hệ thống rời rạc, mà trọng tâm là các bộ lọc.

64.2. Điều khiển mờ

2 TC

Học phần Logic mờ bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Những khái niệm cơ bản logic mờ; hệ điều khiển mờ, phương pháp phân tích và thiết kế hệ điều khiển mờ cho một số các ứng dụng tiêu biểu trong công nghiệp.

64.3. Kỹ thuật cao áp

2 TC

Cung cấp cho sinh viên các nôi dung: hiện tượng phóng điện trong chân không; ứng dụng vật liệu cách điện trong thiết bị điện cao áp; nguyên lý tạo điện áp cao; đo lường điện áp cao; hiện tượng quá điện áp và phối hợp cách điện trong hệ thống điện; kỹ thuật cách điện thiết bị điện cao áp; kiểm tra cách điện thiết bị điện cao áp, thí nghiệm cao áp thiết bị điện.

64.4. Vận hành và điều khiển hệ thống điện

2 TC

Học phần trình bày những kiến thức cơ bản về chế độ làm việc của hệ thống điện; Điều chỉnh chất lượng điện năng; Chế độ vận hành kinh tế của hệ thống điện; Những ảnh hưởng của hệ thống truyền tải và tham số phân phối đường dây.

64.5. Truyền động điện thông minh

2 TC

Học phần Truyền động điện thông minh bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Mô hình hóa động cơ khi thiết kế hệ thống; điều chế véctơ điện áp stator; áp đặt mômen tốc độ cao; quan sát module từ thông rotor; điều khiển sensorless; nhận dạng kiểu Off-line và thích nghi On-line tham số; điều khiển tối ưu trạng thái động cơ.

64.6. Hệ thống điều khiển phân tán (DCS)

2 TC

Học phần Hệ thống điều khiển phân tán bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Khái niệm về hệ thống DCS; cấu trúc, các thành phần của hệ DCS; xử lý thời gian thực và xử lý phân tán; công nghệ đối tượng và kiến trúc đối tượng trong điều khiển phân tán; các mô hình ứng dụng điều khiển phân tán; mô tả hệ thống và lập trình điều khiển phân tán; đánh giá và lựa chọn giải pháp điều khiển phân tán; giới thiệu một số hệ điều khiển phân tán tiêu biểu.

64.7. Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA)

2 TC

Học phần Hệ thống SCADA bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Tương tác giữa người và máy; một số nguyên tắc cơ bản trong các hệ thống SCADA; cấu trúc và chức năng của các hệ thống SCADA: cấu hình phần cứng và phần mềm của hệ thống SCADA; các phần mềm ứng dụng nâng cao bổ sung của hệ thống SCADA; các chức năng cơ bản và các chức năng ứng dụng nâng cao của hệ thống SCADA; giới thiệu một số hệ thống SCADA được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp.

64.8. Hệ thống điều khiển thời gian thực

2 TC

Họ phần này trang bị những kiến thức cơ bản liên quan đến các hệ thống điều khiển thời gian thực, là những hệ thống ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống sản xuất công nghiệp. Học phần giới thiệu các kiến thức về chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số; phương pháp thiết kế điều khiển số; Các bộ điều khiển số đơn lẻ sử dụng trong các ứng dụng đơn lẻ và các bộ điều khiển số sử dụng trong các hệ thống nối mạng phân tán trong công nghiệp; Các phần cứng và phần mềm trong một số ứng dụng hệ điều khiển thời gian thực tiêu biểu.

64.9. Hệ thống điều khiển nhúng

2 TC

Học phần này trang bị cho sinh viên cung cấp cho sinh viên các kiến thức về các hệ thống nhúng; các thành phần phần cứng và phần mềm của các hệ thống nhúng; các vấn đề liên quan đến thiết kế và cài đặt các hệ thống nhúng trong các phần cứng thiết kế, bao gồm một số dòng Vi điều khiển và chip trắng. Sinh viên có thể tự thiết kế phần cứng cho hệ thống nhúng dùng ngôn ngữ C/C++.

64.10. Công nghệ FPGA và ngôn ngữ VHDL

2 TC

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức về thiết kế các hệ thống sô sử dụng các ngôn ngữ mô tả phần cứng thông dụng hiện nay là VHDL và VerilogHDL. Sinh viên sẽ được giới thiệu những kiến thức cơ bản về phép biểu diễn số, chuyển đổi, đại số Boolean, thiết kế các mạch tổ hợp và tuần tự bằng VHDL và VerilogHDL. Học phần cho phép người học thực hiện các mô phỏng thiết kế, kiểm tra lỗi các hệ thống số được thiết kế thông quan phần mềm chuyên dụng; Các kiến thức thiết kế phần cứng cho các hệ thống điện tử số hoặc tương tự sử dụng các ngôn ngữ mô tả phần cứng như VHDL, Verilog HDL ứng dụng trên vi mạch dùng cấu trúc mảng phần tử logic mà người dùng có thể lập trình được (FPGAs).