MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 

 

Tên chương trình:

Ngành đào tạo:

Mã số:

Trình độ đào tạo:

Loại hình đào tạo:

Chương trình đào tạo Cao đẳng Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin

C480201

Cao đẳng

Chính quy

(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-ĐHVB-ĐT ngày 8 /3 /2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Bắc)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cử nhân Cao đẳng Công nghệ thông tin có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; có sức khoẻ tốt; nắm vững kiến thức cơ bản, cơ sở, và chuyên môn ngành Công nghệ thông tin; có kiến thức phân tích, thiết kế hệ thống thông tin, mạng máy tính; hiểu biết cấu hình, nguyên lý hoạt động của máy tính, các ngôn ngữ lập trình, kỹ thuật cài đặt và cách sử dụng các phần mềm văn phòng; hiểu biết về các cơ sở dữ liệu, hệ quản trị dữ liệu, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật lập trình, kỹ thuật thiết kế và quản trị website; có khả năng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hội nhập Quốc tế và tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn (Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ).

2. CHUẨN ĐẦU RA

2.1. Phẩm chất

2.1.1. Phẩm chất chính trị

Có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt và đủ sức khỏe để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Hiểu biết và có trách nhiệm chấp hành đường lối chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước; thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của công dân và người lao động.

2.1.2. Phẩm chất nhân văn

Trung thực, năng động, tự tin, có trách nhiệm và ý thức phục vụ cộng đồng, hòa hợp và cầu thị. Dám nghĩ, dám làm cái mới và biết đương đầu với khó khăn, gian khổ và rủi ro.

2.1.3. Thái độ nghề nghiệp

Có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề nghiệp, tìm tòi, sáng tạo, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong công việc; có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức, kỷ luật trong lao động.

2.2. Kiến thức:

- Nắm vững các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối các mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực xã hội nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo; có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Có kiến thức cơ bản về toán ứng dụng và khoa học tự nhiên đáp ứng được tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn.

- Ngoại ngữ (tiếng Anh): có các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, đồng thời sử dụng tốt ngoại ngữ trong chuyên môn (tương đương với chứng chỉ TOEIC 350 điểm).

- Hiểu biết về cấu hình, cấu trúc, nguyên lý hoạt động của máy tính, các ngôn ngữ lập trình, kỹ thuật cài đặt và sử dụng các phần mềm văn phòng.

- Có kiến thức về phân tích, thiết kế hệ thống thông tin và mạng máy tính, hệ thống máy tính.

- Hiểu biết về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật lập trình, kỹ thuật thiết kế và quản trị website.

2.3. Về kỹ năng

2.3.1.  Kỹ năng chuyên môn

-  Có khả năng sử dụng thành thạo một số ngôn ngữ lập trình phổ biến để xây dựng các phần mềm ứng dụng.

- Có khả năng cài đặt, khai thác, vận hành, bảo dưỡng phần mềm máy tính, các phần mềm

ứng dụng để phục vụ cho nghiệp vụ văn phòng, tiếp cận và khai thác được các phần mềm và ngôn ngữ lập trình mới.

- Có khả năng phân tích, thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin; xử lý ảnh số, thiết kế các giao diện đồ họa.

- Có khả năng cài đặt, vận hành, chẩn đoán được lỗi phần cứng, lắp đặt, bảo trì và thay thế các thành phần của hệ thống máy tính;

- Có khả năng thiết kế, xây dựng, quản trị các website; khai thác các thông tin trên mạng máy tính;

2.3.2. Vận hành, quản lý điều hành

Có khả năng vận hành và quản lý các hệ thống máy tính, hệ thống mạng máy tính.

2.3.3. Kỹ năng tìm và cập nhật thông tin

Có khả năng tìm kiếm, cập nhật các thông tin về các thành tựu, các kết quả mới trong chuyên môn, các kinh nghiệm và phương pháp công nghệ mới, tiên tiến trong và ngoài nước; triển khai áp dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực chuyên môn công nghệ thông tin.

2.3.4. Kỹ năng giao tiếp

Trang bị cho sinh viên những kỹ năng trình bày, giải thích những giải pháp phức tạp, giải pháp thay thế, ý tưởng sáng tạo thông qua các báo cáo kỹ thuật theo tiêu chuẩn chuyên ngành (thảo luận, tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp) hay các báo cáo thuyết trình chuyên môn (semina) với kỹ năng trình bày vấn đề logic, ngắn gọn, dễ hiểu, có khả năng hòa nhập xã hội và hội nhập trong môi trường quốc tế.

2.3.5. Làm việc theo nhóm

Trang bị cho sinh viên cách làm việc nhóm hiệu quả trong các vai trò khác nhau như tổ chức, quản lý, thực hiện để đạt hiệu quả trong môi trường nhóm sinh viên hay trong môi trường làm việc thực tế bao gồm các cá thể, nhóm có những sở thích, môi trường sống và trình độ kỹ thuật chuyên môn khác nhau.

2.4. Nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao

Có phương pháp làm việc chuyên nghiệp, tác nghiệp độc lập và sáng tạo, có khả năng tự học và nghiên cứu, tiếp thu được khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, hòa nhập được trong môi trường quốc tế; có khả năng học tiếp lên các bậc học cao hơn (Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ).

2.5. Vị trí công việc có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp Cử nhân Cao đẳng ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc tại các công ty tư vấn, lắp ráp máy tính, công ty thiết kế và cung cấp phần mềm, các đơn vị hành chính sự nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,...ở Trung ương và các địa phương. Cụ thể:

- Các Cục, Vụ: Cục Công nghệ thông tin, Cục Viễn thông, Cục quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Cục Ứng dụng công nghệ thông tin, Cục Công nghệ tin học nghiệp vụ, Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin, Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Vụ Công nghệ thông tin, Vụ Bưu chính…

- Các Viện, Trung tâm: Viện Công nghệ thông tin, Viện Công nghệ phần mềm và nội dung số Việt Nam, Viện Nghiên cứu điện tử - tin học – tự động hóa, Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, Trung tâm Internet Việt Nam, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, các Trung tâm Thông tin trực thuộc các Bộ, Tổng cục…

- Các Tập đoàn, Tổng công ty: Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông quân đội (VIETTEL), Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL), Tập đoàn FPT … và các công ty, đơn vị trực thuộc: Công ty Điện toán và truyền số liệu, Công ty Thông tin điên tử hàng hải Việt Nam, Các Công ty Viễn thông, liên tỉnh, quốc tế, các Công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin…

- Các phòng chức năng: Công nghệ thông tin, Bưu chính viễn thông, Quản lý công nghệ, Khoa học công nghệ, Hệ thống quản trị, An ninh mạng … trực thuộc các Sở như: Sở Thông tin và truyền thông, Bưu điện, Sở Khoa học và công nghệ… ở các tỉnh, thành phố.