BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2015-2016 VÀ NĂM 2016

 

PHẦN I

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT

 NĂM HỌC 2015-2016 VÀ NĂM 2016

                        VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ CBVC NĂM 2016                                                                  

 

1. Khái quát chung

Năm học 2015 – 2016 và năm 2016, với sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường, chúng ta đã hoàn thành về cơ bản những chỉ tiêu lớn do hội nghị CBVC năm 2015 đề ra. Tỷ lệ sinh viên khá, giỏi và số lượng SV tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi tăng so với năm học trước. Đời sống CBGV được đảm bảo với thu nhập được tăng cao hơn năm 2010.

Năm 2016, Nhà trường cũng đứng trước những vấn đề liên quan đến tồn tại và phát triển của trường. Đó là, sự suy giảm về quy mô tuyển sinh, gặp nhiều khó khăn và cũng không tuyển đủ chỉ tiêu. Những thành tích, những tồn tại và thách thức được thể hiện cụ thể trên các mặt sau:                                     

  1. I.    Tổng hợp các số liệu về công tác đào tạo năm học 2015-2016 và học kỳ I năm 2016-2017

1.1. Công tác tuyển sinh năm 2015-2016:

TT

Năm

Đại học (CQ và LT)

Cao đẳng

(2 lớp Liên thông)

Tổng

1

2015

68 (33+35)

0

68

 
 

 

2

2016

41

175

216

Tuyển sinh trong trường có nhiều khó khăn. Tuyển sinh ngoài trường được tăng cường. 

Quy mô sinh viên đến 15/11/2016 học kỳ 1v năm học 2016-2017:

KHÓA

KT CƠ KHÍ + KT ĐIỆN

CNTT + TT&MMT

KINH TẾ

TỔNG

K1

33

6

41

80

K2

43

18

50

111

K3

16

9

8

33

K4

14

13

14

41

K3B

0

0

35

35

LTLS

0

0

104

104

LTĐT

0

0

71

71

K2D

 

 

114

114

 Tổng

106

46

437

589

1.2. Ngành và Chương trình đào tạo:

  • Nhà trường tổ chức đào tạo 06 ngành với 7 chương trình đào tạo:

1. Ngành Kỹ thuật cơ khí:

- Cơ khí chế tạo máy; 

2. Ngành Kỹ thuật điện, điện tử:

- Tự động hoá; 

3. Ngành Công nghệ thông tin:

- Công nghệ thông tin

4. Ngành Truyền thông và mạng máy tính:

- Kỹ thuật truyền thông và mạng máy tính;

5. Ngành Kế toán:

- Kế toán tổng hợp;

 

6. Ngành Quản trị kinh doanh:

- Quản trị kinh doanh tổng hợp;

- Quản lý kinh tế 

 

  • Ø Năm học 2015-2016  ; 

-       Các lớp K1 chính quy đã học vào kiến thức chuyên sâu từng ngành, riêng các em học ngành TT-MMT do số lượng ít nên được chuyển sang học ngành CNTT cho phù hợp thực tế.

-       K2: Được bố trí học ghép cùng K1, khối lượng hoàn thành trong năm tương đương K1.

-       Lớp K3A: Số lượng ít, phân bố nhiều ngành nghề khác nhau nên nên nhà trường chủ yếu bố trí những môn cơ bản để các em có thể học chung và dễ quản lý. Khối lượng hoàn thành là 27TC

-       Lớp K2D, 3B (ĐH Liên thông KT): Bố trí học bình thường vào cuối tuần. Lớp K2D đã hoàn thành chương trình đào tạo liên thông, đang hoàn thiện thủ tục xét tốt nghiệp

  • Ø Học kỳ I, năm học 2016-2017: 

-       Khóa 1, 2 kỹ thuật: Nhà trường bố trí thực tập nghề tại Cao đẳng CN số 1 BQP. Khối lượng học là 15TC (05 tháng) để đạt trình độ sơ cấp nghề.

-       Khóa 1,2 Kinh tế: Đăng ký và học tại trường. Khối lượng học là 21-26TC.

-       Khóa 3,4 Kinh tế: Đăng ký và học ghép tại trường. Phân thành 2 khối là Kỹ thuật và Kinh tế. Ngoài các môn chung học riêng thì 2 khóa học chung theo các ngành đăng ký. Khối lượng học là cùng 15TC .

1.3.      Về cán bộ giảng dạy

          Nhà trường đã mời các thầy cô tham gia giảng dạy trong các học kỳ:            

Năm học

Học kỳ

Số lớp HP

Số môn

Số GV

TS

ThS-

GVC

KS-CN

2015-2016

 

 I

44

44

44

4

32

7

II

38

38

38

5

28

5

 

2016-2017

 

I

34

34

30

2

21

7

II

 

 

 

 

 

 

Số lượt giảng viên tham gia giảng dạy: 123

ĐƠN VỊ

SL

TỶ LỆ

ĐH CNTT

2

1.5 %

ĐH KT - QTKD

58

47.5 %

ĐH KT CN

23

19 %

ĐH VIỆT BẮC

37

30 %

ĐH NÔNG LÂM TN

3

2.0%

             

Số giảng viên tham gia giảng dạy: 80 GV, gồm

 

ĐƠN VỊ

SL

TỶ LỆ

ĐH CNTT

1

1.1 %

ĐH KT - QTKD

42

53 %

ĐH KT CN

17

20.8 %

ĐH VIỆT BẮC

19

24 %

ĐH NÔNG LÂM TN

1

1.1%

             

Theo học hàm, học vị:

 

GV

ThS+GVC

TS

17 %

73 %

10 %

1.4.      Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo

Ngoài cơ sở vật chất đã sử dụng, năm học 2015-2016 nhà trường đã  hoàn thiện phòng Thí nghiệm Vật lý; Ký túc xá và đưa vào sử dụng. Cảnh quan môi trường được cải thiện đáng kể. 

     II- Kết quả học tập của sinh viên trong học kỳ 2 năm học 2015-2016

HK

TỔNG
SV

XÉT

BT

CB

BH

Chưa
 Xét

Xuất sắc
(>3,59)

Giỏi
(>3,19)

Khá
(>2,49)

TB
(>1,99)

Yếu

I

544

380

354

26

164

17

14

30

94

108

134

 

 

 

 

 

 

 

4%

8%

25%

28%

35%

II

680

391

342

36

98

21

18

39

111

77

147

 

 

 

 

 

 

 

4,60%

9,97%

28,39%

19,69

37,60%

 

Theo ngành

Ngành

TỔNG SV

XÉT

BT

CB

BH

Chưa
Xét

XS
(>3,59)

Giỏi
(>3,19)

Khá

(>2,49)

TB
(>1,99)

Yếu

KINH TẾ

309

246

235

9

43

7

16

33

91

54

53

 

 

 

 

 

 

 

6,5

13,41

36,99

21,95

21,54

KỸ THUẬT

204

112

92

11

47

13

2

6

20

23

61

 

 

 

 

 

 

 

1,79

5,36

17,86

20,54

54,46

 

Sinh viên học xong chương trình xét tốt nghiệp K2D:

 

K2D

Số lượng

SX

Giỏi

Khá

TB Khá

TB

Chưa TN

Xét TN

99

0

3

53

24

19

15

Tổng

114

0

3%

46%

21%

17%

13%

 

  1. III.            Đánh giá một số mặt công tác đào tạo của Nhà trường trong thời gian qua

            Trong năm qua, có thể nói rằng công tác Đào tạo được xem là trọng tâm của Nhà trường.

3.1. Thuận lợi:

     - Chi ủy và nhà trường có quyết tâm cao về triển khai tuyển sinh và tổ chức đào tạo.

     - Cán bộ và các thầy cô giáo nhiệt huyết, tận tình, có trách nhiệm cao.

     - Đa số sinh viên có ý thức học tập và rèn luyện tốt.

     - Kế hoạch đào tạo mềm dẻo, linh hoạt, thích ứng với tình hình thực tế

     - Chế độ chính sách cho sinh viên trong nhà trường được chú trọng ( có nhiều loại hình học bổng, xét miễn tiền ở KTX);

3.2. Khó khăn:

     - Cơ sở vật chất còn thiếu và chưa đồng bộ;

     - Số lượng sinh viên còn ít, trình độ không đồng đều (nhìn chung là trình độ còn thấp) , đăng ký học nhiều ngành nghề; ý thức học tập của một bộ phận chưa tốt, chưa an tâm học tập; gia đình kinh tế có khó khăn

     - Cán bộ giảng dạy phân tán, mời độc lập, chưa chủ động được;

     - Cơ cấu tổ chức về đào tạo đã hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh. 

     - Việc triển khai phần mềm quản lý Edusoft chưa được hoàn thiện.

     3.3. Đánh giá công tác đào tạo;

     3.3.1. Về công tác tổ chức đào tạo:

          Nhìn chung, trong quá trình đào tạo, các phòng và các khoa chuyên môn đã có sự phối hợp đồng bộ hơn trong cách thức quản lý, trao đổi, triển khai công việc.

      Khoa Kinh tế đã chủ động hơn trong công tác giảng viên. Chương trình đào tạo các hệ trong và ngoài trường đã điều chỉnh, thay đổi kịp thời đáp ứng những vấn đề phát sinh. Khoa điện-Điện tử cũng đã tư vấn, triển khai xây dựng chương trình đào tạo mới (3,5-4 năm).

     Tuy nhiên, công tác chuyên môn của Khoa đang còn rất ít, công tác tư vấn về chuyên môn như chương trình, tài liệu, giáo trình cần được quan tâm hơn nữa.

3.2.2. Giảng viên:

          - Số lượng và số lượt giảng viên tham gia giảng dạy trong hai năm học khá đông đảo, được nêu trong mục 1.3 (cả trong và ngoài trường ) chưa kế cán bộ hướng dẫn sinh viên thực tập nghề.

          - Các thầy cô giáo đều tâm huyết, tận tình, có trách nhiệm cao, nghiêm túc trong giảng dạy và quản lý sinh viên.

          - Đánh giá chất lượng học tập, ra đề, chấm thi, nộp điểm, quản lý sinh viên…  nghiêm túc đúng quy chế đào tạo.

          - Đã tạo các điều kiện để cung cấp bài giảng, tài liệu học tập cho sinh viên.

          * Một số việc cần trao đổi:

          - Do các điều kiện khác nhau nên đa số giảng viên đều có nguyện vọng bố trí nhiều tiết trên 01 buổi giảng và thay đổi lịch giảng. Việc này gây khó khăn cho lập kế hoạch và học tập của sinh viên khi học kỳ có nhiều TC (15 TC).

          - Cán bộ giảng dạy ở nhiều đơn vị  nên khi có việc đột xuất khó bố trí giảng thay được (phải bố trí dạy bù). Vẫn còn hiện tượng đổi hoặc dồn giờ giảng.

          - Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn chưa thực hiện được.

          - Công tác bồi dưỡng cho cán bộ tập sự giảng dạy còn hạn chế.

          - Công tác xây dựng, điều chỉnh chương trinh; công tác biên soạn giáo trình, bài giảng, ngân hàng đề thi thực hiện chưa bài bản.

          - Việc gắn kết giữa giảng viên, khoa, các phòng trong hoạt động đào tạo liên quan trong trường chưa mật thiết.

          - Chế độ chính sách đối với giảng viên cần cụ thể hơn (cần hoàn thiện và ban hành chi tiêu nội bộ).

          3.2.3. Công tác chương trình, giáo trình, bài giảng và thư viện:

          Nhà trường đã xây dựng chương trình của 06 ngành đào tạo để mở trường và ngành.

          Trong quá trình triển khai đào tạo phòng Đào tạo, khoa chuyên môn đã đề nghị điều chỉnh một số học phần. Hiện tại, trường đang triển khai xây dựng chương trình đào tạo mới theo định hướng đại học ứng dụng với thời gian đào tạo 3-4 năm. Tuy nhiên khi xây dựng các chương trình vẫn theo phương pháp chuyên gia, chưa có sự tham gia đầy đủ của đôi ngũ GV nên chương trình cần được tiép tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

          Công tác giáo trình, bài giảng, thư viện:

          Để có tài liệu học tập cho sinh viên, Nhà trường đã dành một phòng làm thư viện và trang bị hơn 100 đầu sách với trên 1000 cuốn. Phòng Đào tạo đã thông báo các danh mục sách, tài liệu liên quan đến các học phần đang học trong từng kỳ để giảng viên, sinh viên biết và đăng ký sử dụng. Tuy nhiên Thư viện chưa có cán bộ chuyên trách, chưa tổ chức được thư mục và chưa có trang thiết bị cho người đọc nên chưa phát huy tác dụng.

          Về phía giảng viên, các thầy cô giáo đã chủ động giới thiệu giáo trình, tài liệu học tập vào các tiết đầu tiên của môn học. Giảng viên đã cung cấp tài liệu dưới dạng bản in cho sinh viên foto hoặc chuyển file để Phòng Đào tạo chuyển cho sinh viên. Nhà trường đã thành lập hộp thư điện tử và địa chỉ email cho từng sinh viên.Tuy nhiên các bài giảng, tài liệu vẫn dựa trên tài nguyên đã có của các thầy cô, chưa có kế hoạch rà soát, biên soạn, thẩm định của trường ĐH Việt Bắc.

          Về phía sinh viên, đa số cũng chưa thực sự có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu.

          3.2.4. Các công tác khác:

          a. Xây dựng kế hoạch Đào tạo:

          Kế hoạch giảng dạy, học, thi … hàng kỳ được Phòng Đào tạo xây dựng và chuyển cho khoa, bộ môn và cán bộ giảng dạy. Kế hoạch vừa qua đã rất linh hoạt. Nhìn chung đã đảm bảo kế hoạch và chương trình.

  • Ø Năm học 2015-2016 và hiên nay, do số lượng sinh viên ít nên vẫn tiếp tục ghép lớp; kế hoạch xây dựng thủ công  nên khó kiểm soát và không đồng bộ dữ liệu giữa chương trình, kế hoạch và việc quản lý điểm.

          b. Tổ chức - Điều hành kế hoạch giảng dạy:

          Nhà trường đã có văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý đào tạo cho các phòng, khoa, bộ môn; Tuy nhiên do chưa hoàn thiện về cơ cấu tổ chức nên vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục:

  •  Kế hoạch học tập, thi… khi thay đổi nhưng chưa thông báo kịp thời cho các đơn vị hoặc cá nhân liên quan nên còn trục trặc về giảng đường, giờ giảng, trang thiết bị.v.v
  •  Công tác kiểm tra, đôn đốc quy chế đào tạo chủ yếu do cán bộ giảng dạy và phòng Đào tạo thực hiện, nên không nắm được ngay việc giáo viên nghỉ tiết, giáo viên đổi giờ để điều chỉnh.
  • Chưa hình thành các nhóm thảo luận.
  • Ø Thông tin phản hồi giữa Nhà trường, giảng viên và sinh viên chưa được thường xuyên nên nhiều sinh viên bỏ học mà chưa được xử lý kịp thời; 

          c. Tổ chức thi, chấm điểm, nộp điểm và xét kết quả học tập:

           Nhà trường đã chỉ đạo thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ. Nhìn chung công tác ra đề, tổ chức kiểm tra, thi, chấm điểm nộp điểm .v.v. thực hiện khá tốt theo kế hoạch và quy chế. Hình thức thi khá phong phú. Hạn chế các biểu hiện tiêu cực trong đào tạo.

          Những điểm cần xem xét:

  • Chưa xây dựng được ngân hàng đề thi.
  • Việc ra đề thi, chấm thi chủ yếu do giảng viên giảng dạy thực hiện; chưa có sự tham gia của bộ môn hoặc phân công chéo.
  • Chưa có bộ phận chuyên trách thanh tra thi, sao in đề thi.v.v

          d. Tổ chức thực hành, thí nghiệm, thực tập:

  • Các học phần có thực hành, thí nghiệm (Tin học, Vật lý, Kế toán máy…) được phân nhóm thực hiện, có cán bộ hướng dẫn.đảm bảo số giờ và nội dung quy định.
  • Trong học kỳ 1 năm học 2016-2017, Nhà trường đã tổ chức cho sinh viên K1, K2 kỹ thuật tham gia học nghề 05 tháng tại trường Cao đẳng nghề số I Bộ Quốc phòng . Kết quả bước đầu khá tốt.

          e. Công tác Quản lý sinh viên-Kết quả học tập

          Sau tuyển sinh, Nhà trường đã thành lập các lớp sinh viên; kiện toàn ban cán sự lớp, tổ chức chi đoàn; cử giáo viên chủ nhiệm. Khi vào học tập phòng Đào tạo đã lập danh sách lớp học phần gửi cho giảng viên.

          Các Thầy, Cô giáo đều có trách nhiệm đôn đốc và  kiểm tra số sinh viên tham gia học tập; Những sinh viên nghỉ học nhiều đều được nhắc nhở và đã bị đình chỉ thi. 

          Đầu năm sinh viên đều được phổ biến về các quy chế, chương trình đào tạo. Hàng tháng đều có tổ chức sinh hoạt của GVCN với lớp.

          Đánh giá chung: Công tác quản lý sinh viên có nhiều cố gắng, từng bước ổn định tư tưởng và nề nếp học tập; đẩy mạnh được các phong trào trong sinh viên góp phần quan trọng cho thành công của công tác đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhiều sinh  viên chưa thực sự an tâm học tập; hiện tượng đi học muộn, bỏ tiết học tự do khá phổ biến; một số tự ý thôi học, vi phạm quy chế  HSSV. Kết quả học tập của sinh viên chưa thật tốt (được nêu trong bảng ở mục II)

          Một sô tồn tại cần giải quyết:

  • Cần có giải pháp phối hợp giữa các đơn vị, giữa GVCN và giảng viên lớp học phần trong công tác quản lý sinh viên. 
    • Ø Thông tin về sinh viên cần được cập nhật kịp thời giữa các đơn vị trong Nhà trường. 

Kết quả học tập của sinh viên: đã được trình bày ở Mục II 

g. Công tác Đổi mới phương pháp giảng dạy:

 Vừa qua việc giảng dạy dựa vào kinh nghiệm cụ thể của từng thầy, cô giáo. Chưa tổ chức được cuộc họp nào để rút kinh nghiệm về công tác này từ cấp bộ môn.

 

3.4. Công tác trọng tâm học kỳ 2 năm học 2016-2017

3.4.1. Công tác tổ chức

- Hình thành và kiện toàn các khoa, các bộ môn cần thiết; làm rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền lợi của từng đối tượng tham gia các hoạt động của nhà trường.

- Tăng cường công tác quản lý hành chính và quản lý chuyên môn đào tạo và khoa học công nghệ của khoa, tổ  như  xây dựng và đổi mới chương trình khung, chương trình chi tiết và kế hoạch đào tạo từng chuyên ngành; xây dựng, hoàn thiện chương trình khung và chương trình đào tạo rút ngắn thời gian (3,5 năm cho Kinh tế và 4 năm cho kỹ thuật) cho khóa 3, 4 và các khóa sau.

- Quản lý CB, nhân viên và SV của khoa, cử CBGD thực hiện nhiệm vu chuyên môn giảng dạy, ra đề thi, coi thi, chấm thi, hướng dẫn SV đăng kí môn học, viết giáo trình và đề cương bài giảng…; tổ chức các hoạt động cải tiến chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, NCKH

- Chủ động đề xuất hoàn thiện đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữu nhà trường, tổ chức hoạt động chuyên môn, đào tạo cán bộ tập sự.

- Các khoa chuyên môn phối hợp với các phòng chức năng đề xuất kế hoạch thực tập cho các khóa sắp ra trường như: K1 Kinh tế, Lớp CĐ QLKT Lạng sơn, Đại từ….

3.4.2. Tổ chức đào tạo

- Ổn định và hoàn chỉnh các lớp sinh viên theo ngành đào tạo.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo kịp thời, đúng tiến độ và chương trình; đặc biệt là K1 kỹ thuật.

- Nghiên cứu việc tổ chức học kỳ hè (nếu có đủ SV có nhu cầu tổ chức lớp học)

- GVCN phối hợp phòng đào tạo rà soát, kiểm tra kịp thời tình hoàn nợ đọng môn học đối với SV sắp tốt nghiệp, đề xuất mở lớp tạo điều kiện cho SV hoàn thành khóa học;

- Bộ phận trực giảng đường tiếp tục quản lý tình hình lên lớp của Cán bộ giảng viên, tổng hợp định kỳ, báo cáo hàng tháng cho phòng đào tạo;

- Thực hiện công tác đào tạo đúng các quy định, quy chế của nhà trường;

3.4.3. Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập         .

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh và bổ sung các chương trình đào tạo mới theo hướng giảm thời gian đào tạo (chương trình khung; chương trình chi tiết và  kế hoạch đào tạo);

- Động viên các thày, cô giáo tham gia công tác biên soạn giáo trình, bài giảng. Đảm bảo mỗi học phần đều cung cấp cho SV một giáo trình, một đề cương bài giảng (bản cứng hoặc bản mềm), một tài liệu tham khảo chính.

- Tăng cường công tác quản lý nền nếp giảng dạy và học tập: Đảm bảo thực hiện thời khóa biểu như đã xây dựng, khi cần thiết phải thay đổi cần có sự trao đổi giữa CBGD và phòng Đào tạo.

- Khuyến khích các đơn vị xây dựng ngân hàng đề thi. Có giải pháp hướng dẫn SV tự học, tự tìm tài liệu học tập, cách thức liên lạc, trao đổi khi cần.

- Tiếp tục bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo (bổ sung thiết bị, sách thư viện, phần mềm quản lý đào tạo, sân chơi.v.v)

Với một số đánh giá của Phòng Đào tạo nêu trên trong các học kỳ vừa qua, kính mong nhận được ý kiến của Quý vị đại biểu, các Thầy, Cô giáo để công tác đào tạo tiếp tục phát triển, chất lượng ngày một nâng cao.

 

8. Công tác Kế hoạch - Tài chính và Xây dựng cơ sở vật chất

Nhà trường luôn thực hiện công tác quản lý tài chính theo đúng quy định của Nhà nước; sử dụng kinh phí đúng quy đinh và hiệu quả; việc quản lý tài chính thực sự dân chủ, công khai và tiết kiệm. Quyết toán tài chính năm cũ và Dự toán kế hoạch tài chính năm mới được công khai với các đơn vị trong trường ngay từ đầu năm tài chính thông qua các hội nghị viên chức các đơn vị, Hội nghị cán bộ viên chức Trường và Quy chế thi tiêu nội bộ. Các khoản chi được thực hiện đúng địa chỉ, đúng mục đích; thực hiện tốt chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng của Nhà nước.

Song song với việc tăng cường đội ngũ giảng viên, Nhà trường đã huy động mọi nguồn lực để tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, đặc biệt là đầu tư cho thiết bị thí nghiệm và xây dựng. Bằng nhiều nguồn vốn (Ngân sách, thu học phí và các nguồn thu hợp pháp khác), trong năm học qua Nhà trường đã đầu tư trên 119 tỷ đồng cho xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, trong đó, hơn 16 tỷ đồng đầu tư cho việc mua sắm thiết bị thí nghiệm, thực hành và phục vụ công tác học tập và giảng dạy.

Trong năm 2011, Nhà trường đã hoàn thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả  nhà lớp học 7 tầng A16, hàng ngày có 4.000 SV học tập.

Xây dựng các sân chơi mới cho SV, vấn đề môi trường, cảnh quan đã được chú trọng đúng mức, khuôn viên Nhà trường được đầu tư quy hoạch lại cho phù hợp với tình hình mới.

Tuy vậy, việc sử dụng điện, nước, điện thoại còn lãng phí; khai thác các thiết bị đã đầu tư cho thực tập, thí nghiệm còn chưa hiệu quả; tiến độ xây dựng các công trình còn chậm.

9. Công tác tổ chức cán bộ và thi đua

9.1. Công tác cán bộ

Để xây dựng đội ngũ lâu dài, Nhà trường tiếp tục thực hiện Kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo đề án "Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên đến năm 2010 và dự kiến đến năm 2015”.

Nhà trường đã cử 13 cán bộ giảng dạy làm nghiên cứu sinh, 23 cán bộ giảng dạy đi học cao học. Hiện tại, Nhà trường có 28 cán bộ đang là nghiên cứu sinh và 297 học viên cao học trong và ngoài nước.

Ngoài việc cử giảng viên học cao học và làm nghiên cứu sinh, Nhà trường rất chú trọng đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giảng viên. Trong năm học 2010 - 2011 trường tiếp tục cử  các cán bộ giảng viên tham gia bồi dưỡng tiếng Anh ở các trình độ. Công tác xét tuyển cán bộ được thực hiện công khai, công bằng, dân chủ và đảm bảo tiêu chuẩn, hiện tại tổng số cán bộ viên chức của Nhà trường là 630 người, trong đó có 438 giảng viên (tính đến 31/12/2011).

Để tạo điều kiện nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, giảng viên, Nhà trường đã định kỳ tổ chức các lớp luyện thi cấp chứng chỉ TOEFL cho cán bộ giảng viên và tổ chức các lớp bồi dưỡng giảng viên của chương trình tiên tiến.

Tuy vậy, số lượng cán bộ đi học NCS còn rất ít so với yêu cầu (Đại học Sư phạm hiện có gần 200 NCS); tỷ lệ SV/1GV (hiện tại là 30SV/1GV) còn cao; trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên và đặc biệt cán bộ chủ chốt còn yếu.

9.2. Công tác thi đua

Quy trình xét thi đua được thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch, chính xác; Nhà trường đã thực hiện việc gắn quyền lợi của cán bộ, giảng viên với công tác thi đua hàng quý nên đã tạo ra phong trào thi đua rộng khắp trong toàn trường, tạo động lực tốt để xây dựng Nhà trường phát triển.

Thông qua các tiêu chí thi đua, trong năm học 2010-2011 Nhà trường đã chấm và đạt 982/1000 điểm.

Kết quả của các phong trào thi đua năm học 2010 – 2011 như sau:

500 cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến; 200 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; 01 Huân chương Lao động hạng ba, có 05 tập thể đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, 03 cán bộ đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp bộ do Bộ giáo dục và Đào tạo công nhận, 13 tập thể và các nhân được tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm học 2010 – 2011, Nhà trường tiếp tục đạt số điểm thi đua cao và là một trong các đơn vị dẫn đầu trong thi đua của Đại học Thái Nguyên.

 

10. Các công tác khác.

Nhà trường đã quan tâm chỉ đạo các bộ phận chức năng làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ viên chức và sinh viên thể hiện qua việc tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện bệnh sớm, phân loại sức khoẻ cho cán bộ viên chức. Tổ y tế đã giải quyết tốt các trường hợp cấp cứu (kể cả nhân dân trong khu vực xung quanh trường). Nhà trường đã làm tốt công tác vệ sinh môi trường và phòng ngừa bệnh dịch. Trong năm học qua không có bệnh dịch nào xảy ra.

Nhà trường thường xuyên quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của từng cán bộ, giảng viên; Kịp thời thăm hỏi, động viên các gia đình cán bộ, giảng viên khi gặp chuyện vui, buồn; thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sĩ nhân ngày Thương binh - liệt sĩ và các ngày lễ tết; tổ chức tốt các đợt thăm quan, du lịch, nghỉ hè cho cán bộ, giáo viên.

Hoàn chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ và áp dụng từ 1/1/2011. Trong năm qua, Nhà trường đã thực hiện chi tiêu tài chính đúng theo Dự toán kế hoạch tài chính năm và Quy chế chi tiêu nội bộ.

 

 

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ

CỦA HỘI NGHỊ CÁN BỘ VIÊN CHỨC NĂM 2010

Đánh giá chung: Một số các chỉ tiêu phấn đấu mà Hội nghị Cán bộ viên chức năm 2011 đề ra đã được thực hiện đầy đủ.

Một số chỉ tiêu cụ thể đã thực hiện như sau (phần in đậm là chỉ tiêu):

1. Công tác đào tạo

Tuyển sinh đại học chính quy: 1.731/2.850 (60,74 %)

Liên thông chính quy: 442/1.500 (29,5%)

            Hệ VLVH:   653/1400 (47%)

Tổng quy mô tuyển sinh: 2.826/5.750 (49,14%)

Đã mở được 2 ngành đào tạo mới.

Tuyển được 20/25 SV cử tuyển, 17/55 liên kết (2+2), 52/100 SV chương trình tiên tiến, 10/35 SV nước ngoài thực tập, 204/143 cao học và 4/12 NCS tiến sỹ).

2. Nghiên cứu khoa học và QHQT

- Số đề tài thực hiện: 145/144

- Chương trình KH- CN được chuyển giao với doanh thu: 20 tỷ đồng

- Hội thảo khoa học cấp trường: 6/1

- Hội thảo khoa học sinh viên cấp trường: 0/1

- Hội thảo khoa học toàn quốc hoặc quốc tế: 0/1

3. Công tác chính trị - HSSV

Tốt nghiệp đợt 1: có 637/1416 SV (44,98%).

 (trong đó số khá giỏi 349 SV (Tỷ lệ 54,79% trên số TN lần 1 và 24,65 % trên tổng số SV toàn khóa). 

Rèn luyện đạt loại khá trở lên: 65/(65% - 70%).

4. Công tác Xây dựng đội ngũ

- Đi đào tạo tiến sỹ: 13/26 người.

- Đi đào tạo thạc sỹ:             23/48 người.

- Tốt nghiệp: 7/6 TS và 80/40 ThS.

- Đi đào tạo tiếng Anh các loại: 8/75 người

- Tuyển dụng: 68/45 CBGD, 23/10 cán bộ phục vụ GD.

5. Xây dựng cơ sở vật chất

- Nhà làm việc, học tập và nghiên cứu với tổng kinh phí: 24/27 tỷ đồng.

- Mua thiết bị cho thí nghiệm, thực hành với tổng kinh phí: 17/41,52 tỷ đồng.

6. Tăng thu nhập cho CBVC

- Phúc lợi chi bình quân: 5.400.000đ/người/năm/5.000.000đ/ người/năm

- Chi lương tăng thêm 1 lần lương cho CBVC.

- Chi tiền trợ cấp khó khăn cho CBVC có hệ số lương cơ bản từ 3,0 trở xuống.

- Chi phụ cấp GS, PGS, TS, chi hổ trợ làm luận văn, luận án, hổ trợ làm hồ sơ đăng ký GS, PGS. 

Kết luận

Trong năm học 2010 - 2011 và năm 2011, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, viên chức, giáo viên và sinh viên, chúng ta đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ năm học và một số chỉ tiêu của Nghị quyết của Hội nghị CBVC trường năm 2011đã đề ra. Nhưng có thể thấy rằng một số chỉ tiêu quan trọng như quy mô tuyển sinh các hệ bị giảm mạnh dẫn tới quy mô đào tạo giảm theo. Đó là thách thức to lớn cho Nhà trường khi bước vào năm 2012.