BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2013-2014 VÀ NĂM 2014

 

 

PHẦN I

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT

 NĂM HỌC 2013-2014 VÀ NĂM 2014

VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ CBCNV NĂM 2014                                                                  

 

1. Khái quát chung

            Ngày 05/8/2011 Trường Đại học Việt Bắc được thành lập theo Quyết định số 1341/QĐ–TTg.

            Ngày 28/02/2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 784/ QĐ–BGD & ĐT cho phép Trường Đại học Việt Bắc được tuyển sinh và tổ chức đào tạo năm học đầu tiên 2013 – 2014 với 06 ngành Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điện – điện tử, Công nghệ thông tin, Truyền thông và mạng máy tính, Kế toán, Quản trị kinh doanh.

           Ngày 30/3/2014 Bộ giáo dục và Đào tạo  có thông báo số 91/TB–BGD & ĐT về việc đồng ý cho  trường Việt bắc được tuyển sinh năm 2014 với 1400 chỉ tiêu đào tạo Đại học chính quy và Cao đẳng chính quy. Năm 2014 Trường Đại học Việt Bắc tổ chức xét tuyển vào đại học và cao đẳng chính quy theo đề án tuyển sinh riêng của trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận.

Đặc điểm tình hình

Năm học 2013 – 2014 là năm học thứ ba, ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện Nghị quyếtĐại hội XI của Đảng về “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam”; triển khaithực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020…

Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, phát huy những kết quả đã đạt được của phong trào thi đua “Xây dựng trường họcthân thiện, học sinh tích cực”.

Năm học 2013-2014 là năm học đầu tiên Trường Đại học Việt Bắc được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo hệ đại học và cao đẳng. Để hoàn thành nhiệm vụ năm học, song song với công tác kiện toàn cơ sở vật chất, Nhà trường đã hoàn thiện và triển khai đồng bộ kế hoạch đào tạo cho năm học 2013-2014.

1.1. Thuận lợi

-Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và giúp đỡ sâu sát, hiệu quả của Bộ GD&ĐT, của Tỉnh ủy, UBND, các Sở, Ban, Ngành và chính quyền địa phương các cấp. Sự hỗ trợ tích cực của Đại học Thái Nguyên và các trường thành viên; sự giúp sự nhiệt tình của các thầy cô giáo các trường THPT.

-Nhà trường sớm kiện toàn bộ máy tổ chức. Tập thể nhà trường đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chính trị;

- Các thầy cô giáo tâm huyết với nghề, có trách nhiệm cao trong công tác đào tạo.

-Các em sinh viên hiếu học, năng động, tích cực vượt khó để học tập và rèn luyện;

1.2. Khó khăn

-Lực lượng cán bộ quản lý nhìn chung còn trẻ tuổi, ít kinh nghiệm trong công tác quản lý; một số phòng chức năng còn thiếu cán bộ; đội ngũ giảng viên cơ hữu một số bộ môn còn thiếu.

-Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác ăn ở của sinh viên, phục vụ giảng dạy, học tập .v.v. dù được chú trọng ưu tiên nhưng đang trong quá trình thực hiện nên chưa theo kịp sự phát triển chung của nhà trường.

-Những khó khăn chung về kinh tế ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống và việc học tập của sinh viên, đặc biệt là những em ở vùng sâu vùng xa.

Phát huy những điều kiện thuận lợi, chủ động khắc phục những khó khăn, năm học vừa qua, tập thể sư phạm nhà trường đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Những kết quả của công tác đào tạo năm học cụ thể như sau:

2. Đánh giá kết quthc hin nhim vụ đào tạo năm học

2.1. Công tác chính trị tư tưởng

Ngay từ đầu năm học, Nhà trường  đã triển khai và thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh” theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng như của Ban Chỉ đạocủa Tỉnh uỷ.

Cấp ủy – Ban Giám hiệu Trường đã chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến CBVC. Động viênCBVC và đoàn viên tích cực tham gia các sinh hoạt chính trị rộng lớn trong xã hội như họctập, nghiên cứu các chuyên đề của Đại hội Đảng lần thứ XI và các Nghị quyết Trung ươngkhóa XI, chuyên đề năm 2013 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vềphong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ,đảng viên…”, chuyên đề năm 2014 “Học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩacá nhân, nói đi đôi với làm”.

Nhà trường chỉ đạo chặtchẽ các đơn vị chức năng để triển khai toàn diện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạođức, lối sống cho HSSV…kết hợp các chương trình sinh hoạt học tập chính trịtrong “Tuần sinh hoạt công dân” và giáo dục lồng ghép trong các nội dung của các học phần Mác – Lênin, Tư tưởngHồ Chí Minh,

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV còn được triển khai thông qua các phong trào thi đua,các hoạt động phong trào: văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao, sinh viên tình nguyện, công tác xã hội… đã gópphần động viên Đoàn viên – thanh niên, HSSV phấn đấu rèn luyện trở thành người có íchcho xã hội. Qua đó, phát hiện, ngăn ngừa, đấu tranh với các biểu hiệnsai trái. Thường xuyên lắng nghe các ý kiến góp ý, đề xuất và kiến nghị của CBVC vàHSSV... để kịp thời chỉ đạo cho phù hợp với tình hình thực tế của Trường.

2.2. Công tác tuyn sinh,đào tạo, đảm bo chất lượng giáo dc

2.2.1. Công tác tuyn sinh

Xác định công táctuyển sinh là nhiệm vụ chính trị quan trọng “sống còn” của Nhà trường nênCấpủy – Ban Giám hiệu và toàn bộ CBVC tập trung toàn lực triển khai thực hiện nghiêm túc theo đúng các quy định của BộGiáo dục & Đào tạo. Đãxây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức triển khai và kiểmtra giám sát thực hiện.

Nhà trường đã triển khai các Tổ công tác, các Cộng tác viên thực hiệnchương trình tư vấn tuyển sinh, giới thiệu về ngành nghề đào tạo của trườngtrong năm học 2013-2014 và năm 2014 đến học sinh của hàng trăm các trường trung học phổ thông trong và ngoài tỉnh, nhất làcác trường thuộc vùng sâu vùng xa thuộc các tỉnh miềm núi và trung du phía Bắc .

Năm học 2013 - 2014, Nhà trường tuyển sinh 06 ngành trình độ đại học và 6 ngành cao đẳng hệ chính quy theo hình thức xét tuyển thí sinh dự kỳ thi 3 chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; đồng thời xét tuyển các thi sinh diện ưu tiên khu vực Tây Bắc và thí sinh diện ưu tiên các huyện nghèo, vùng sâu vùng biên giới hải đảo…

Năm 2014, Nhà trường chủ động xây dựng đề án tuyển sinh và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thực hiện tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy theo Đề án tuyển sinh riêng.

Kết quả tuyển sinh trong hai năm như sau:

  • Năm 2013 tổng số học sinh, sinh viên trúng tuyển và nhập học là 132 em, cụ thể:

-         Sinh viên đại học 55 em;

-         Sinh viên cao đẳng: 19 em;

-         Học sinh diện ưu tiên xét tuyển theo khu vực Tây Bắc: 29 em;

-         Học sinh diện ưu tiên xét tuyển theo đối tượng hộ nghèo: 29 em.

- HSSV vào trường gồm 14 dân tộc; thuộc 23 tỉnh thành,

- Số HSSV là nam chiếm 57%; nữ 43%; tuổi đời từ 18 đến 26;

- 100% HSSV là Đoàn viên thanh niên; 

- Sinh viên có điểm thi tuyển sinh cao nhất là 20 điểm.

  • Năm 2014 tổng số sinh viên trúng tuyển và nhập học là 419SV, cụ thể:

-         SV vào trường gồm 11 dân tộc; thuộc 27 tỉnh thành; SV khu vực 1 chiếm 67%

-         Tỷ lệ  SV nam chiếm 69%; nữ 31%; tuổi đời từ 18 đến 27; 100% là đoàn viên; có 6 em là Đảng viên.

-         Sinh viên có điểm xét tuyển cao nhất: 78,9

  • Trường đã Báo cáo kết quả tuyển sinh cho Bộ Giáo dục và Đào tạo đúng hạn.

2.2. Công tác tổ chức và kế hoạch đào tạo

Ngay từ đầu năm họcNhà Trường  đã thực hiện tổ chức và quản lý đào tạo theo phương thức đào tạo tín chỉ .Trường đã ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khaithực hiện đúng theo Chỉ thị năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đã thực hiện và hoàn thành việc xây dựng, ban hành các chươngtrình đào tạo, quy chế đào tạotheo hệ thống tín chỉ.

Nhà trường đã tổ chức đón tiếp HSSV nhập trường nghiêm túc, niềm nở, chu đáo. Đã tổ chức tuần giáo dục chính trị đầu khóa đúng nội dung và thời gian theo quy định của Bộ GD và ĐT. Nhà trường sớm kiện toàn tổ chức lớp sinh viên, hiện tại có 05 lớp sinh viên; phân công Giáo viên chủ nhiệm; Làm thẻ Trung tâm học liệu…

Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường, nhà trường đã mời giảng viên trong các trường đại học thuộcĐại học Thái Nguyên để đảm bảo công tác giảng dạy.

Nhà trường đã từng bước tiến hành rà soát,đánh giá toàn diện chương trình; tổ chức biên soạn bài giảng,  giáo trìnhgiảng dạy, mua sắm đảm bảo đủ đầu sách về giáo trình cho các môn học chính, chuyên ngànhcủa trường. Các giảng viên kết hợp với nhà trường đã cung cấp tài liệu học tập cho sinh viên dưới nhiều hình thức phong phú như Đề cương bài giảng; bài giảng điện tử; giáo trình v.v. Năm học 2013 – 2014 có 07 bài giảng được soạn và chuyển cho người học.

Nhà trường đã lập hòm thư điện tử cho từng sinh viên để gửi tài liệu học tập và trao đổi những thông tin phục vụ cho công tác đào tạo.

Triển khai các giải pháp tích cực nhằm hạn chế các hiệntượng gian lận trong học tập, thi. Xử lý kiên quyết và dứt điểmcác vi phạm trong thi hết học kỳ, hết môn...

Nhà trường đã chỉ đạo và Phòng Đào tạođã thường xuyên kiểm tra, giám sát kế hoạch , quản lý việcdạy và học tại giảng đường, phòng thực hành…      nhằm đảm bảo nội quy, quy chế và công bằng trong đào tạo. Công tác giảng dạy, ra đề thi và tổ chức thi, chấm thi, quản lý điểm đúng quy chế .

Năm học 2013 - 2014, do là năm đầu tiên nên chưa phân ngành đào tạo.Sinh viên học chung các học phần giáo dục đại cương.

Với các em được ưu tiên xét tuyển theo chính sách ưu tiên diện Tây Bắc, diện các huyện nghèo, Nhà trường đã tổ chức học tập bổ sung kiến thức kết hợp học thêm một số học phần của chương trình đại học.

Kết quảhọc tập của sinh viên hệ chính quy năm học 2013 - 2014 như sau:

-      Lớp ưu tiên vùng Tây Bắc (3T): Hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 01 học kỳ; 24 học sinh đủ điều kiện xét tuyển vào học chương trình đại học; có 05 học sinh tự ý bỏ học.

-      Lớp ưu tiên HS các huyện nghèo, khó khăn (30a): Hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 02 học kỳ; 23 học sinh đủ điều kiện xét tuyển vào học chương trình đại học; có 06 học sinh tự ý bỏ học.

-      Kết quả học tập khi kết thúc học kỳ 2 năm học 2013-2014 lớp đại học và cao đẳng cụ thể như sau:

+ Tổng số sinh viên: 103 em;

+ Số sinh viên đạt loại khá, giỏi (TBHK>= 2,5): 14 em, đạt 13,5%

+ Số sinh viên học lực bình thường (TBTL>= 2,0): 59 em, đạt 57%

+ Số sinh viên học lực yếu (TBTL<2,0): 44 em, chiểm 43%; trong đó có 07 sinh viên đã thôi học.

-         Có 04 sinh viên được học bổng khuyến khích của tổ chứccủa Bộ Khoa học và   Nghệ thuật bang Hessen, CHLB Đức.

-      Sang học  kỳ 1 năm học 2014-2015, trường đã tổ chức phân ngành  bước 1 cho sinh viên K1 và tổ chức đào tạo thành 02 khối lớp ngành Kỹ thuật và Kinh tế.

-      Hiện tại, các lớp khóa 1 và 2 đang hoàn thành kế hoạch đào tạo học kỳ 1 năm học 2014-2015 (riêng lớp K2A đang thi học kỳ, chưa có kết quả).

Đánh giá về công tác đào tạo: Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng dưới sự chỉ đạo cụ thể, trực tiếp của Ban Giám hiệu, công tác đào tạo đã được triển khai linh hoạt, đảm bảo đúng tiến độ đề ra của năm học. Các thầy, cô giáo đã hết sức tận tình, tâm huyết với công tác đào tạo của nhà trường. Các thầy giáo, cô giáo  đã có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực và hiệu quả vào mọi mặt công tác để phát triển nhà trườngngay từ ngày đầu như Thầy Tần, Thầy Vinh bộ môn Giáo dục thể chất; Cô Ân bộ môn Ngoại ngữ, Thầy Lác bộ môn Vật lý; thầy Kháng, Thầy Quảng  bộ môn Lý luận chính trị.v.v

Về phíasinh viên, đa số có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện. Nhiều em có kết quả học tập và rèn luyện tốt như SV Mùa A Già, SV Lương Thị Như, SV Trần Văn Dũng, SV Bùi Văn Hiếu.v.v.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo cũng còn một số việc cần phải rút kinh nghiệm như.

- Thực hiện kế hoạch một số học phần còn bị động, do giảng viên cơ hữu còn thiếu như Tiếng Anh, Tin học…

- Một số giảng viên thỉnh giảng do bận công việc còn điều chỉnh hoặc nghỉgiờ…

- Công tác biên soạn giáo trình và bài giảng của giảng viên còn ít, chậm, chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.

- Một số sinh viên chưa an tâm, chưa nỗ lực học tập và rèn luyện, còn có hiện tượng SV gian lận trong thi cử, ứng xử thiếu văn hóa vẫn còn tồn tại. Ý thức bảo vệ của công và giữ gìn cảnh quan, môi trường của sinh viên còn hạn chế. Việc nghỉ học, đi học muộn vẫn diễn ra phổ biến. Sinh viên nghỉ học, nghỉ kiểm tra còn tùy tiện, thiếu báo cáo.

- Một số việc chưa triển khai được như thực hiện đề án Ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT; Công tác liên kết đào tạo hệ VLVH đã xúc tiến nhưng chưa đạt kết quả. Chưa mở được các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ.v.v.

2.3. Đào tạo cp chng ch

Năm học 2013 - 2014, Nhà trường đã kết hợp với Trung tâm Giáo dục quốc phòng  Đại học Thái Nguyên, tổ chức cho sinh viên học Giáo dục quốc phòng  gồm  98 SV. 80% sinh viên đã hoàn thành khóa học và được cấp chứng chỉ.

2.4. Công tác đảmcbo chất lượng giáo dc

Nhà trường chưa có đơn vị chuyên trách về khảo thí, đánh giá, kiểm định theo quy địnhcủa Bộ Giáo dục & Đào tạo, tuy nhiên Phòng Đào tạo cùng các thầy cô giáo  đãgiúp Nhà trường trong công tác tổ chức thi, thực hiện nghiêm túc đảm bảo chất lượng, quy chế từviệc giảng dạy, kiểm tra, ra đề thi, thi và chấm thi kết thúc học phần.

Nhà trường đã công bố chuẩn đầu ra cho tất cả các ngành đào tạo.

  • Về cơ sở vật chất, mặc dù còn khó khăn và thiếu nhưng nhà trường đã cố gẳng trong việc bổ trí chỗ ở cho sinh viên; đầu tư các trang thiết bị cần thiết đảm bảo phục vụ kịp thời cho công tác đào tạo như Phòng thực hành Tin học, Thư viện, sân bãi tập thể dục, thể thao.v.v

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Năm học 2013 – 2014 và năm 2014, Nhà trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực: Chínhtrị tư tưởng, tổ chức cán bộ, công tác HSSV, đào tạo và tuyển sinh, quản lý cơ sở vật chất và tài chính... Hầu hết các đơn vị trong trường đãhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và đạt các chỉ tiêu đề ra.

Để có được các thành tích trên, Nhà trường trân trọng ghi nhận sự cố gắng cao độ của tập thể cán bộ viên chức các đơn vị; trân trọng cám ơn các thầy giáo, cô giáo đã dành nhiều công sức, tận tâm với công tác đào tạo của trường. Nhà trường cũng đánh giá cao sự cố gắng vượt lên khó khăn để học tập và rèn luyện của tất cả các em sinh viên.

Kính đề nghị Quý vị đại biểu, các thầy. cô giáo, các em sinh viên dành một trang pháo tay để được nhiệt liệt chúc mừng những thành tich quan trọng  mà nhà trường đã đạt được trong năm học vừa qua.

PHN THHAI

PHƯƠNG HƯỚNG ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2014 – 2015

 

Năm học 2014 - 2015 có vị trí rất quan trọng, trong bối cảnh đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển mới 2011 – 2020. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, năm của Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứXII của Đảng triển khai với nhiều chủ trương chính sách mới tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội…

Cả nước tiếp tục thực hiện cuộc vận động lớn của Đảng “Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đây cũng là năm học đầu tiên triển khai thực hiện kết luận của Hội nghị Trung ương 8 (khóaXI) và Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về ‘‘Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụcvà đào tạo”.

Trên cơ sở đó, phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm về đào tạo của trường Đại học Việt Bắc trong năm học 2014 – 2015 cụ thể như sau:

  1. 1.      Công tác Đào tạo: 

Kế hoạch tổng thể của năm học 2014-2015 như sau:

Thời gian năm học bắt đầu từ tháng 8 năm 2014 đến ngày 6 tháng 6 năm 2015.

Nghỉ tết Ất Mùi dự kiến 4 tuần từ 8/2/2015 đến 06/3/2015;

Nghỉ hè 2015 dự kiến 8 tuần từ ngày 6/6/2015 đến ngày 15/8/2015.

Sinh viên Khóa 2 sẽ phân ngành bước 1 theo khối ngành Kỹ thuật và Kinh tế để học từ học kỳ 2.

Tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo các ngành và các hệ đào tạo cho phù hợp với thực tế.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp về đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập; đổi mới công tác đánh giá .v.v. để nâng cao chất lượng đào tạo.

Tăng cường công tácthanh tra, kiểm tra, lấy ý kiến phản hồi từ người học, đảm bảo kỷ cương, chất lượng trong đào tạo. Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong việc điều hành hoạt động đào tạo; đưa phần mềm quản lý đào tạo vào phục vụ công tác quản lý đào tạo.

Rà soát, đẩy mạnh công tác viết giáo trình, bài giảng phục vụ đào tạo.

Tiếp tục phối hợp với các trường đại học, cao đẳng,các cơ sở sản xuất để sinh viên tiếp cận nhiều hơn với việc thực hành, thí nghiệm và trải nghiệm thực tếnhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Hoàn thành hồ sơ mở thêm ngành mới: Cử nhân Điều dưỡng, Cử nhân …..

Tiếp tục xúc tiến, đẩy mạnh các công tác chuẩn bị cho công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 theo Đề án tuyển sinh riêng của trường

Cải tiến, nâng cao chất lượng trang Web của Nhà trường.

2. Công tác sinh viên

Tăng cường giáo dục đạo đức, ý thức học tập, xây dựng nếp sống văn hóa học đường cho HSSV.

Tích cực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của HSSV; ngăn chặn, đẩy lùi cáchiện tượng tiêu cực trong HSSV. Tạo điều kiện cho các hoạt động của Đoàn, Hội.

Tiếp tục tìm kiếm các nguồn kinh phí của các tổ chức trong và ngoài nước để cấphọc bổng cho HSSV. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với HSSV theo đúng quy định hiện hành.

Tăng cường phổ biến, nhắc nhở HSSV nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc bảoquản trang thiết bị và giữ vệ sinh môi trường trong phòng học và trong khuôn viên trường.

Tăng cường công tác cố vấn học tập, phối hợp tốt giữa Nhà trường và gia đình trongcông tác sinh viên. Thông báo kịp thời cho gia đình nhữngHSSV diện cá biệt.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc phòng chống các tệ nạn xãhội trong HSSV.

3. Công tác nghiên cu khoa hc và Hợp tác quc tế

Từng  bước triển khai công tác NCKH với chuyển giao công nghệ, gắn kết giữa Nhà trườngvới thực tiễn kinh tế xã hội của các địa phương.

Tiếp tục nghiên cứu, triển khai hoạt động NCKH trong sinhviên. Liên hệ và xúc tiến với các tổ chức Khoa học, Kinh tế, Xã hội trong nước và nước ngoài để tìm các cơ hội Hợp tác quốc tế.

4. Điều kiện đảm bảo:

- Nhà trường tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức; tăng cường đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số lượng;

- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất,trang thiết bị (đặc biệt là hoàn thiện ký túc xá)phục vụ tốt công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học;

Trên đây là bản Báo cáo những kết quả cơ bản củacông tác đào tạo năm học 2013 - 2014 và phương hướng năm học 2014– 2015 của Nhà trường.

Kính mong nhận được các ý kiến chỉ đạo, đóng góp của Quý vị đại biểu để nhà trường ngày một phát triển.

8. Công tác tổ chức cán bộ và thi đua

8.1. Công tác cán bộ

Để xây dựng đội ngũ lâu dài, Nhà trường tiếp tục thực hiện Kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. Hiện tại, Nhà trường có 2 cán bộ đang là nghiên cứu sinh, trong đó có 1 nghiên cứu sinh ở nước ngoài và 2 học viên cao học.

Tuy vậy, số lượng cán bộ đi học NCS còn rất ít so với yêu cầu; trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên và đặc biệt cán bộ chủ chốt còn yếu.

8.2. Công tác thi đua

Quy trình xét thi đua được thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch, chính xác; Nhà trường đã thực hiện việc gắn quyền lợi của cán bộ, giảng viên với công tác thi đua hàng quý nên đã tạo ra phong trào thi đua rộng khắp trong toàn trường, tạo động lực tốt để xây dựng Nhà trường phát triển.

Thông qua các tiêu chí thi đua, trong năm học 2010-2011 Nhà trường đã chấm và đạt 91/100 điểm.

Kết quả của các phong trào thi đua năm học 2013 – 2014 như sau:

11 cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến; 02 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; 01 Huân chương Lao động hạng ba, có 03 tập thể đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến.  Đề nghị Khối thi đua các trường Cao đẳng và trung học số 1, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Thái Nguyên công nhận Trường Đại học Việt Bắc đạt Trường tiên tiến.

9. Các công tác khác.

Nhà trường thường xuyên quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của từng cán bộ, giảng viên; Kịp thời thăm hỏi, động viên các gia đình cán bộ, giảng viên khi gặp chuyện vui, buồn và các ngày lễ tết; tổ chức tốt các đợt thăm quan, du lịch, nghỉ hè cho cán bộ, giáo viên.

Hoàn chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ và áp dụng từ 01/01/2011. Trong năm qua, Nhà trường đã thực hiện chi tiêu tài chính đúng theo Dự toán kế hoạch tài chính năm và Quy chế chi tiêu nội bộ./.

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ

CỦA HỘI NGHỊ CÁN BỘ VIÊN CHỨC NĂM 2013

Đánh giá chung: Một số các chỉ tiêu phấn đấu mà Hội nghị Cán bộ viên chức năm 2013 đề ra đã được thực hiện đầy đủ.

Một số chỉ tiêu cụ thể đã thực hiện như sau (phần in đậm là chỉ tiêu):

1. Công tác đào tạo

Tuyển sinh đại học chính quy: 1.731/1.400 (60,74 %)

Liên thông chính quy: 442/1.500 (29,5%)

Tổng quy mô tuyển sinh: 2.826/5.750 (49,14%)

Đã mở được 6 ngành đào tạo.

Tuyển được 20/25 SV cử tuyển, 17/55 liên kết (2+2), 52/100 SV chương trình tiên tiến, 10/35 SV nước ngoài thực tập, 204/143 cao học và 4/12 NCS tiến sỹ).

2. Nghiên cứu khoa học và QHQT

- Số đề tài thực hiện: 145/144

- Hội thảo khoa học cấp trường: 1/1

- Hội thảo khoa học sinh viên cấp trường: 0/1

- Hội thảo khoa học toàn quốc hoặc quốc tế: 0/1

3. Công tác chính trị - HSSV

- Số khá giỏi 49 SV (Tỷ lệ 54,79% trên số TN lần 1 và 24,65 % trên tổng số SV toàn khóa). 

- Rèn luyện đạt loại khá trở lên: 65/(65% - 70%).

4. Công tác Xây dựng đội ngũ

- Đi đào tạo tiến sỹ: 2/2 người.

- Đi đào tạo thạc sỹ:             2/2 người.

- Tốt nghiệp: 0/2 TS và 1/2 ThS.

- Tuyển dụng: 68/45 CBGD, 23/10 cán bộ phục vụ GD.

5. Xây dựng cơ sở vật chất

- Xây dựng Nhà KTX sinh viên với tổng kinh phí: 24/27 tỷ đồng.

- Mua thiết bị cho thí nghiệm, thực hành với tổng kinh phí: 17/41,52 tỷ đồng. 

6. Tăng thu nhập cho CBVC

- Phúc lợi chi bình quân: 3.000.000đ/người/năm/5.000.000đ/ người/năm

- Chi lương tăng thêm 1 lần lương cho CBVC.

- Chi tiền trợ cấp khó khăn cho CBVC.

Kết luận

Trong năm 2013, Nhà trường bắt đầu đi vào hoạt động với muôn vàn khó khăn, thách thức. Nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và sinh viên, chúng ta đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ năm học và một số chỉ tiêu của Nghị quyết của Hội nghị CBVC trường năm 2013 đã đề ra. Tuy nhiên, có thể thấy rằng một số chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt như quy mô tuyển sinh không đạt như kỳ vọng dẫn tới quy mô đào tạo giảm theo. Đó là thách thức to lớn cho Nhà trường khi bước vào năm 2014.