LÝ LỊCH KHOA HỌC

Nguyễn Khánh Quắc
  • Họ và tên
    : Nguyễn Khánh Quắc
  • Chức vụ
    : Phó Giáo Sư
  • Học hàm, học vị
    : Tiến Sỹ
  • Điện thoại
  • Email
  • Bộ môn
    : Khoa KH Cơ bản
  • Đơn vị
    : Đại học Kinh tế - Công Nghệ Thái Nguyên

Quá trình Đào tạo

- Tốt nghiệp Đại học năm 1966, ngành Chăn nuôi tại trường Đại học Hoa Nam, Trung Quốc.

- Nhận học vị Tiến sĩ năm 1977, ngành Chăn nuôi tại trường Đại học Keszthely, Hungary.

Quá trình công tác

- Từ năm 1978 – 1985: Trưởng khoa, trưởng phòng Giáo vụ trường Đại học Nông nghiệp III Bắc Thái.

- Từ năm 1985 – 1991: phó Hiệu trưởng trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

- Từ năm 1991 – 2000: Hiệu trưởng trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên.

- Từ năm 2000 – 2008: Cán bộ giảng dạy, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông - Lâm miền núi phía Bắc, trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên.

- Từ năm 2008 – nay: Hiệu trưởng trường Đại học Hà Hoa Tiên.

Chức danh khoa học: Phó Giáo sư.

Trình độ ngoại ngữ: Nga A, Anh C, Trung D, Hungary D.

Đơn vị công tác hiện tại: Trường Đại học Hà Hoa Tiên.

Các lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy

Chuyên ngành nghiên cứu: Chăn nuôi.

Môn học giảng dạy đại học: Phương pháp nghiên cứu chăn nuôi, Nuôi ong, Di truyền.

Môn học giảng dạy sau đại học: Phương pháp nghiên cứu chăn nuôi, Nuôi ong.

Các công trình khoa học

1. Sách, giáo trình đã xuất bản

1.1Các sách chủ biên

Nguyễn Khánh Quắc. Giáo trình con trâu. Trường Đại học Nông lâm – TN, 1988.

1.2Các sách tham gia biên soạn

[1] Giáo trình chăn nuôi lợn, Trường ĐH Nông lâm, 1995.

[2] Giáo trình phương pháp khoa học – học và làm của kỹ sư nông nghiệp. Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, 1996.

[3] Giống vật nuôi, Giáo trình cao học. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội, 1997.

[4] Nuôi ong và hệ sinh thái RVAC chống đói nghèo, Sách chuyên khảo. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội, 1997.

[5] Khuyến nông học. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội, 1997.

[6] Di truyền động vật. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội, 1998.

[7] Giáo trình chăn nuôi lợn. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội, 1998.

[8] Kinh tế nông nghiệp gia đình - nông trại. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội, 1999.

[9] Tiếp cận nền kinh tế tri thức thế kỷ 21 – phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp xử lý tình huống: hành động – dạy học – nghiên cứu – quản lý – lãnh đạo. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội, 2001.

[10] Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội, 2002.

[11] Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội, 2002.

2. Đề tài , chương trình, dự án KH&CN đã chủ trì

2.1. Đề tài KH&CN các cấp đã chủ trì

- Cấp Nhà nước:

Chủ trì đề tài nhánh thuộc đề tài cấp nhà nước. Đề tài được nghiệm thu loại suất sắc và được nhà nước trao tặng Công trình tập thể được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh: Nghiên cứu 3 tổ hợp lợn lai hướng nạc từ 3 giống Móng Cái, Yorshire và Landrace, phù hợp với các vùng sinh thái của tỉnh Thái Nguyên, thuộc đề tài cấp nhà nước: Nghiên cứu chọn lọc nhập nội X thuần chủng và xác định công thức lai thích hợp cho lợn cao sản để đạt tỷ lệ nạc từ 50 – 55%, nghiệm thu năm 2001, loại suất sắc.

`

[1] B92-13-15. Nghiên cứu lợn lai 3 máu Landrace, Đại Bạch, Móng Cái tạo ra lợn Thịt có tỷ lệ nạc cao 42-45%, nghiệm thu năm 1998, loại tốt.

[2] B96 – 02-04. Đồng chủ trì đề tài Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán đường tiêu hóa ở dê cỏ tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và biện pháp phòng, nghiệm thu năm 1999, loại khá.

-Cấp Cơ sở

Số 3524/QĐ- UBND tỉnh Thái Nguyên. Khảo nghiệm nuôi gà sạch tại Thái Nguyên để xuất khẩu, 3524 QD UB Thái, nghiệm thu năm 1999, loại khá.

2.2. Chương trình, dự án KH&CN đã chủ trì

“Quản lý đất và nước ngầm”. Địa bàn thực hiện: các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Dự án hợp tác giữa trường Đại học Nông Lâm và Đại học Sakatsawan. 1998-2000 Nghiệm thu loại tốt.

3. Các bài báo, báo cáo khoa học

-Các bài báo đăng ở nước ngoài

[1] Sự hình thành năng suất vỗ béo và mổ Thịt trong quá trình kiểm tra theo lứa tuổi và theo khối lượng, Chăn nuôi Hungary, No2, trang 133-142, năm 1978.

[2] Improvement of productivity and meat quality of pick in Red River Delta regions by cross –breeding. ACIAR Proceedings No 68, trang 86-89, năm 1995.

[3] Study on phygiological characteristics and reproduction of cross bres – sow F1 (yorshire * Mong Cai). Agricultura tropica et subtropica – Universitas Agriculturar Praha, No 29, trang 59 – 64, năm 1996.

-Các bài báo khoa học đăng ở trong nước

[1] “Kỹ thuật nuôi dưỡng đàn lợn đực Ỷ hậu bị 3 – 8 tháng tuổi”. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp, số 66, trang 502-504, năm 1969.

[2] “Kết quả điều tra cơ bản giống trâu ở miền núi phía Bắc Việt Nam”. Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, No 279, trang 411-415, năm 1985.

[3] “Khảo sát bước đầu sản xuất thịt của vịt đực Kharkicampbell, vịt cỏ và con lai F1 (Kharkicampbell và Vịt cỏ) nuôi chăn thả đến 70 ngày tuổi tại Bắc Thái”. Kết quả NCKH Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, trang 374-376, quyển 4, năm 1995.

[4] “Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng năng lực protein trong khẩu phần và chế độ nuôi dưỡng khác nhau đến sinh trưởng và phẩm chất thịt của lợn F3 7/8 máu ngoại”. Kỷ yếu kết quả NCKH – KT Viện Chăn nuôi 1994 – 1995, trang 8 -14, năm 1995.

[5] “Đặc điểm sinh trưởng của vịt Kharkicampbell, vịt cỏ và con lai F1 (Kharkicampbell và Vịt cỏ) nuôi chăn thả tại Bắc Thái”. Kết quả NCKH Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp VN. Nxb Nông nghiệp, trang 385-391, quyển 4, năm 1995.

[6] “Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu Vịt Kharkicampbell, vịt cỏ và con lai F1 của chúng nuôi chăn thả tại Thái Nguyên giai đoạn 1 – 70 ngày tuổi”. Kết quả NCKHKT Viện Chăn nuôi 1994 – 1995. Nxb Nông nghiệp HN, trang 318-321, quyển 6, năm 1996.

[7] “Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh hóa máu Vịt Kharkicampbell, vịt cỏ và con lai F1 của chúng nuôi chăn thả tại Thái Nguyên giai đoạn 1 – 70 ngày tuổi”. Kết quả NCKHKT Viện Chăn nuôi 1994 – 1995. Nxb Nông nghiệp HN, trang 322-326, quyển 6, 1996

[8] “Nuôi lợn hướng nạc tại các nông hộ thuộc tỉnh Thái Nguyên” Tạp chí Chăn nuôi. Hội Chăn nuôi Việt Nam Trang 21-24 Tập 29 kỳ 2, năm 2000

[9] “Bước đầu nhận xét về một đặc điểm về giống trâu Bắc Thái”. Kỷ yếu kết quả NCKH kỹ thuật 1970 -1980 Trường ĐH Nông nghiệp 3 – Bắc Thái, trang 129 – 142, năm 1980

[10] “Kết điều tra bệnh sán lá gan trâu bò và việc sử dụng dertil-B trong điều trị”. Kỷ yếu một số kết quả NCKH 19989 – 1990 của Trường ĐH Nông lâm – TN, trang 57 – 64, năm 1990.

[11] “Kết quả nghiên cứu các công thức lai giữa lợn ngoại và lợn Việt Nam”. Tuyển tập công trình NC KH – KT chăn nuôi của Viện Chăn nuôi 1969-1995, trang 13-23, năm 1995.

[12] “Nghiên cứu lai 3 máu lớn (Landrace, Đại Bạc, Móng Cái) tạo ra lợn Thịt có tỷ lệ nạc cao (42-45%)”. Kỷ yếu công trình NCKH Trường ĐH Nông lâm –TN, trang 1-9, năm 1995.

[13] “Kết quả bước đầu nghiên cứu một đặc điểm SX của vịt Kharkicampbell X cỏ nuôi chăn thả tại Bắc Thái”. Thông tin khoa học Trường ĐH Nông lâm – TN, trang 72 - 85, số 1, năm 1995.

[14] “Xác định một số tuýp Pasteurerenlla Multocida trên gia xúc và hiệu lực của vác xin tụ huyết trùng đa giá trong công tác phòng bệnh”. Kỷ yếu các công trình NCKH 1991 – 1995, trang 24-35, năm 1997.

[15] “Một số kết quả bước đầu về nghiên cứu hiệu quả sử dụng máng ăn cải tiến cho lợn con”. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về KH và phát triển chăn nuôi đến năm 2000, Bộ NN và Phát triển Nông thôn – Liên hiệp các hội KH và KT VN, trang 227 – 237, năm 1997.

[16] “Nghiên cứu ảnh hưởng chế độ nhiệt và chế độ làm mát đến tỷ lệ ấp nở của Vịt Kharkicampbell”. Báo cáo những kết quả NC và ứng dụng vào SX, Đề tài cấp nhà nước KN02-07 giai đoạn 1991 – 1995, Bộ NN và Phát triển NN, Viện Chăn nuôi, trang 281 – 289, năm 1995.

[17] “Kết quả nuôi khảo nghiệm gà chất lượng cao tại Thái Nguyên”. Kỷ yếu kết quả NCKH và chuyển giao CN, Trường ĐHNL Thái Nguyên 1970 – 2000, trang 236-238, năm 2000.

[18] “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay đổi đực giống tới tỷ lệ nuôi sống và khả năng tăng trọng của dê địa phương giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi”. Kỷ yếu kết quả NCKH và chuyển giao Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 1970 – 2000, trang 248 – 251, năm 2000.

4. Sản phẩm KHCN

4.1. Các sản phẩm KHCN được ứng dụng ở nước ngoài

“Kiểm tra năng xuất bản thân”, áp dụng ở các trại kiểm tra năng suất ở Hungary, 1978 – 2000. Nâng cao năng suất chất lượng giống.

4.2. Các sản phẩm KHCN được ứng dụng trong nước:

[1] Lợn lai kinh tế tạo lợn hướng nạc có chất lượng cao. Áp dụng trong phạm vi cả nước từ 1968 – nay, kết quả nghiên cứu: nâng cao tỷ lệ thịt nạc. Công trình tập thể được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh.

[2] Các đề tài nêu trên đều được ứng dụng và trong thực tế chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Hoạt động đào tạo sau đại học

- Số lượng tiến sĩ đã đào tạo: 07.

- Số lượng tiến sĩ đang đào tạo: 01.

- Số lượng thạc sĩ đã đào tạo: 18.