Nội dung CTDH ngành Truyền thông và Mạng máy tính năm 2015

 NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC NĂM 2015

I. Khối kiến thức giáo dục đại cương

55 TC

1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin

5 TC

     

Nội dung thực hiện theo công văn số 2488/BGDĐT-ĐH&SDH, ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: những nội dung cơ bản về thế giới quan, Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin; Những nội dung trọng tâm của học thuyết kinh tế Mác-Lênin; Những nội dung cơ bản thuộc lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về Chủ nghĩa xã hội.

2. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3 TC

Nội dung thực hiện theo công văn số 2488/BGDĐT-ĐH&SDH, ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học phần Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng và phát triển văn hoá xã hội; Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa; Đường lối đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh

2 TC

Nội dung thực hiện theo công văn số 2488/BGDĐT-ĐH&SDH, ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và xây dựng con người mới, Phương pháp luận Hồ Chí Minh.

4, 5. Giáo dục thể chất

5 TC

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học phần Giáo dục thể chất bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Huấn luyện cho người học những kiến thức cơ bản về thể thao quần chúng và thể thao quân sự bao gồm: Hiểu biết nguyên tắc, phương pháp huấn luyện thể lực, luật và tổ chức thi đấu một số môn thể thao.

6, 7, 8. Giáo dục quốc phòng và an ninh

8 TC

Nội dung học phần Giáo dục quốc phòng và an ninh gồm các nội dung ban hành tại Thông tư số 31/2012/TT- BGDĐT, ngày 12/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học phần này chi tiết gồm những nội dung kiến thức sau đây: Trang bị những kiến thức cơ bản về Đường lối quân sự của Đảng; Công tác quốc phòng, an ninh; Quân sự chung và chiến thuật,  kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC).

9. Đại số tuyến tính

3 TC

Học phần Đại số tuyến tính bao gồm các nội dung chính: Không gian véctơ, không gian con, cơ sở và số chiều của không gian véctơ hữu hạn chiều. Ma trận, các phép toán trên ma trận. Định thức và các phương pháp tính định thức. Lý thuyết hệ phương trình tuyến tính tổng quát, các phương pháp giải hệ phương trình tuyến tính. Hệ phương trình tuyến tính thuần nhất. Ánh xạ tuyến tính, các phép toán trên các ánh xạ tuyến tính, giá trị riêng và vectơ riêng của một ánh xạ tuyến tính, chéo hóa ma trận, dạng song tuyến tính, dạng toàn phương, đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc, và không gian véc tơ Ơclít,...

10. Giải tích 1

4 TC

Nội dung học phần Giải tích 1 bao gồm các kiến thức về: Hàm số, sự liên tục của hàm số, phép tính vi phân, tích phân, lý thuyết chuỗi. Nội dung chương trình đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của toán học, yêu cầu sinh viên phải nắm được các tính chất của hàm một biến số (bao gồm giới hạn, tính liên tục, phép tính vi phân) và mối quan hệ giữa các tính chất đó. Đồng thời cần nắm được khái niệm tích phân suy rộng và sự hội tụ của chúng. Từ đó có khả năng vận dụng các kiến thức vào các chuyên ngành mà sinh viên được đào tạo.

11. Giải tích 2

4 TC

Nội dung học phần Giải tích 2 bao gồm: Chuỗi số, chuỗi hàm số. Đạo hàm và vi phân của hàm nhiều biến. Tích phân phụ thuộc tham số, tích phân bội. Nội dung chương trình đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của toán học, yêu cầu sinh viên phải nắm được  các khái niệm và tính chất của chuỗi số, chuỗi hàm số. Từ đó có khả năng vận dụng các kiến thức vào các chuyên ngành mà sinh viên được đào tạo.

12. Tiếng Anh 1

3 TC

Môn học củng cố và ôn tập lại kiến thức ngữ pháp về thì hiện tại thường, hiện tại tiếp diễn, quá khứ thường, so sánh hơn và hơn nhất; Sinh viên được bổ sung thêm một số kiến thức ngữ pháp mới về câu điều kiện loại 1, cách dùng thì quá khứ tiếp diễn Nắm vững được hệ thống từ vựng liên quan đến chủ đề của bài học, củng cố lại những cấu trúc câu thông dụng đã học và trang bị thêm cấu trúc nâng cao để hiểu rõ văn phong cách diễn đạt trong tiếng Anh.

13. Tiếng Anh 2

3 TC

Người học được củng cố và ôn tập lại kiến thức ngữ pháp về thì hiện tại hoàn thành, danh từ đếm được và không đếm được. Bổ sung thêm một số kiến thức ngữ pháp mới về cách dùng would, câu điều kiện loại 2, thì tương lai… Nắm  vững được  hệ  thống từ vựng liên quan đến chủ đề của bài học, củng cố lại những cấu trúc câu thông dụng đã học cũng như trang bị thêm cấu trúc nâng cao để hiểu rõ văn phong cách diễn đạt trong tiếng Anh.

14. Tiếng Anh 3

3 TC

Người học được cung cấp kiến thức ngữ pháp về thì tương lai, quá khứ hoàn thành, thể bị động…Nắm vững được hệ thống từ vựng liên quan đến các chủ đề của bài học,  củng cố lại các cấu trúc thông dụng đã học cũng như được trang bị thêm các cấu trúc nâng cao, hiểu rõ văn phong, cách diễn đạt trong tiếng Anh. Người học phải hình thành được các kĩ năng đọc hiểu như: kĩ năng đọc lướt, kĩ năng đọc tìm ý chính, kĩ năng đoán ý tác giả, kĩ năng đoán nghĩa của từ thông qua văn cảnh…Người học biết vận dụng sáng tạo kiến thức đã học để có thể viết bài về những chủ đề khác nhau; Người học phát triển kĩ năng nghe, nói, và có thể vận dụng hợp lí những kiến thức đã học vào giao tiếp thực tế.

15. Tiếng Anh chuyên ngành

2 TC

Tài liệu nhằm cung cấp cho sinh viên vốn từ vựng chung về chuyên ngành công nghệ thông tin. Sinh viên được luyện kỹ năng giao tiếp sử dụng các thuật ngữ chuyên môn, các cấu trúc câu thường gặp trong chuyên ngành công nghệ thông tin. Sau học phần tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin, sinh viên có khả năng đọc, dịch, viết, phân tích các tài liệu có liên quan đến chuyên ngành. Sinh viên có được phương pháp nghiên cứu tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh nhằm phục vụ tốt cho các môn chuyên ngành và tự nghiên cứu trong công việc hay nâng cao trình độ sau này.

16. Tin học đại cương

3 TC

Học phần Tin học đại cương trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin; phần mềm hệ thống (hệ điều hành), phần mềm ứng dụng, phần mềm công cụ; Khai thác hệ điều hành phổ thông MS Windows; Sử dụng các phần mềm văn phòng để làm tài liệu, quản trị dữ liệu ở mức đơn giản; Sử dụng các dịch vụ trên Internet như e-mail, tìm kiếm tin tức.

17. Xác suất thống kê

2 TC

Học phần Xác suất thống kê trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản của lý thuyết xác suất như các hiện tượng ngẫu nhiên, tất nhiên, các loại phân bố gián đoạn, phân bố liên tục, phân bố xác suất các đại lượng ngẫu nhiên. Học phần trình bày phương pháp thống kê xử lý các số liệu thực nghiệm và mối tương quan giữa các đại lượng tham số. Kiến thức lý thuyết được trình bày để sinh viên có thể áp dụng dễ dàng vào các ngành học thích hợp trong kỹ thuật.

18. Tiếng Việt thực hành

2 TC

Học phần Tiếng Việt thực hành bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản của tiếng Việt, góp phần rèn luyện tư duy khoa học cho sinh viên, Rèn luyện năng lực sử dụng tiếng Việt một cách chính xác, mạch lạc, chặt chẽ và trong sáng. Môn học sẽ giúp trang bị cho sinh viên những kỹ năng soạn thảo và trình bày các loại hình văn bản và báo cáo thông dụng.

19. Hóa học đại cương

3 TC

Học phần Hoá học đại cương bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Hệ thống tuần hoàn - Nhiệt động học áp dụng cho hoá học; chiều hướng và giới hạn tự diễn biến của các quá trình; cân bằng hoá học; động hoá học; dung dịch, dung dịch chất điện ly, dung dịch chất không điện ly; hiện tượng bề mặt; điện hoá học; ăn mòn kim loại; phương pháp chống ăn mòn kim loại.

20. Vật lý đại cương 1

3 TC

Học phần Vật lý 1 bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Cơ học chất điểm; Trường hấp dẫn Newton; Cơ học hệ chất điểm – Cơ học vật rắn; Động lực học chất khí; Phương trình cơ bản thuyết động lực học; Giới thiệu về nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học, nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học; Hàm sóng, ý nghĩa thống kê hàm sóng; Chu trình Carnot. Trường và sóng điện từ.

21. Vật lý đại cương 2

3 TC

Học phần Vật lý 2 bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Sóng ánh sáng; Thuyết tương đối Einstein; Quang lượng tử; nguyên tử - Phân tử; vật liệu điện và từ; vật liệu quang Laser; phương trình cơ bản cơ học lượng tử; hệ thức bất định Heidelberg; sắt từ; điện môi; đặc tính V – A của Transitor và Diode.

22. Thí nghiệm Vật lý

1 TC

Học phần Thí nghiệm Vật lý cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tế về những vấn đề cơ bản của các học phần Vật lý 1, Vật lý 2.

23. Pháp luật đại cương

2 TC

Học phần Pháp luật đại cương bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Giới thiệu các khái niệm, các phạm trù chung cơ bản nhất về Nhà nước và Pháp luật dưới góc độ của khoa học quản lý. Trên cơ sở đó, đi vào phân tích: Cấu trúc của bộ mày Nhà nước cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý và cơ cấu của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; một số nội dung cơ bản của Luật  Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự.

24. Các môn học tự chọn cơ bản

 

24.1. Logic học đại cương

2 TC

 

 

 

Học phần giới thiệu về logic học hình thức, các qui luật và hình thức cơ bản của tư duy. Qua đó sinh viên được rèn luyện và nâng cao tư duy khoa học.

24.2. Quản trị học đại cương

2 TC

Học phần Quản trị học đại cương bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Cung cấp các kiến thức cơ bản về quản trị và sự vận dụng thực tiễn doanh nghiệp của nó như: khái niệm và bản chất của quản trị; Nhà quản trị; Môi trường quản trị; Các lý thuyết quản trị (cổ điển và hiện đại); Các chức năng của quản trị; Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Học phần còn cập nhật một số vấn đề mới của quản trị học hiện đại như quản trị thông tin và ra quyết định, quản trị sự đổi mới/thay đổi, quản trị xung đột, quản trị rủi ro và cơ hội của một doanh nghiệp.

24.3. Môi trường và con người

2 TC

Học phần Môi trường và con người bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Cung cấp các thông tin về tình hình môi trường; bảo vệ môi trường, khung pháp lý về bảo vệ môi trường ở Việt Nam; các phương pháp quản lý các nguồn tác động môi trường điển hình.

24.4. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

2 TC

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học thuộc về lĩnh vực khoa học tư duy. Mục đích của học phần là trang bị cho sinh viên những tri thức và kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học. Nội dung học phần bao gồm: Khái quát về Phương pháp luận NCKH; Đại cương về Nghiên cứu khoa học; Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học; Phương pháp nghiên cứu khoa học; Xử lý dữ liệu trong NCKH; Logic tiến hành một công trình NCKH.

24.5. Xã hội học đại cương

2 TC

Học phần Xã hội học đại cương cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về xã hội học: như lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học, đối tượng chức năng của xã hội học, các khái niệm, và phạm trù xã hội học, phương pháp nghiên cứu và các chuyên ngành xã hội học. Sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản, những luận điểm cơ bản của các lối tiếp cận xã hội học; Sinh viên hiểu biết được một số quy luật cơ bản của các sự kiện, hiện tượng xã hội và vận dụng lý giải một số hiện tượng xã hội ở VN.

24.6. Cơ sở văn hóa Việt Nam

2 TC

Môn học này trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về tiến trình phát triển của văn hoá Việt Nam và đặc trưng văn hoá Việt Nam, qua đó có thể thấy được những nét tương đồng và khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các nước khác, đặc biệt là với văn hóa các nước trong khu vực và văn hóa các nước từng có nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam. Môn học này cung cấp cho sinh viên một hành trang văn hoá Việt Nam để họ hiểu rõ hơn dân tộc mình, nền văn hoá của mình. Sinh viên có thể phân biệt rõ khái niệm văn hoá, văn hiến, văn minh, văn vật, hiểu được các giai đoạn phát triển của văn hoá Việt Nam và những nét riêng, đặc trưng của văn hoá Việt Nam.

II. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

102 TC

25. Toán rời rạc

3 TC

Môn học cung cấp kiến thức về các cấu trúc rời rạc, các thuật toán và các kỹ thuật cơ bản trên các cấu trúc này, kỹ thuật đếm cao cấp. Hình thành và nâng cao khả năng tư duy logic cùng các phương pháp suy luận, chứng minh khoa học. Môn học  nên bố trí vào  năm thứ 1 hoặc học kỳ đầu năm thứ 2; Môn học có liên quan tới môn Cấu trúc dữ liệu & TT, môn toán cao cấp.

26. Đại cương kỹ thuật

3 TC

Giới thiệu cho sinh viên kỹ thuật năm đầu các khái niệm căn bản: các ngành nghề kỹ thuật; chức năng và yêu cầu của cán bộ kỹ thuật; cách giải quyết các vấn đề kỹ thuật; căn bản về máy vi tính và sử dụng máy vi tính trong kỹ thuật; giao tiếp trong kỹ thuật và làm việc nhóm; đạo đức nghề nghiệp; bài học từ các sai sót…

27. Cấu trúc dữ liệu & giải thuật

3 TC

Nội dung môn học bao gồm hai phần: Những vấn đề cơ bản và mối quan hệ giữa cấu trúc dữ liệu và giải thuật, phân tích thiết kế thuật toán, giải thuật đệ qui; Giới thiệu một số cấu trúc dữ liệu (mảng, danh sách, cây, đồ thị...), thuật toán sắp xếp, tìm kiếm.

28. Kiến trúc máy tính

3 TC

Khái niệm chung liên quan đến lĩnh vực kiến trúc máy tính, sơ lược những kiến thức cơ sơ liên quan đến môn học.  Các khái niệm, kiến trúc của bộ nhớ chính, bộ nhớ cache và các thiết bị lưu trữ dữ liệu, sơ  lược về liên kết trong máy tính, tổ chức và kiến trúc các hệ thống bus. Tập lệnh và các phương thức truy cập dữ liệu trong bộ nhớ. Tổ chức và các chức năng của bộ vi xử lý CPU.

29. Kỹ thuật lập trình

2 TC

Nội dung của học phần Kỹ thuật lập trình gồm 3 phần: Phần một ôn tập lại về các kiến thức cơ bản trong lập trình, kỹ năng xác định bài toán và thành lập giải thuật, kỹ năng đọc và phân tích mã lệnh của chương trình. Phần hai cung cấp kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về lập trình Windows Form, lập trình với bộ thư viện COM của Microsoft Office, phối hợp các kiến thức để viết một ứng dụng quản lý. Phần ba trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cấu trúc dữ liệu và các thuật toán phổ biến, cách thức phát triển phần mềm hướng đối tượng.

30. Hệ điều hành

2 TC

Môn học gồm 5 phần chính, trong đó phần 1 giới thiệu về tổng quan, lịch sử của các hệ điều hành. Phần 2 nghiên cứu các phương thức quản lý tiến trình, phần 3 giới thiệu về quản lý lưu trữ (bao gồm quản lý bộ nhớ trong và ngoài). Phần 4 dành để nghiên cứu vào ra của hệ điều hành và phần 5 dành cho vấn đề bảo vệ, an ninh hệ thống.

31. Mạng máy tính

3 TC

Nội dung môn học trình bày các chức năng, các giao thức chính trong mỗi tầng theo mô hình tham chiếu OSI. Trong mỗi tầng có định hướng trọng tâm vào các giao thức của mạng internet/intranet và các mạng đương thời.

32. Cơ sở dữ liệu

3 TC

Môn học giới thiệu các bước xây dựng một cơ sở dữ liệu thực tế, các phương tiện lưu giữ cơ sở dữ liệu và kỹ thuật tổ chức các file. Quá trình xử lý truy vấn và tối ưu truy vấn kiểm tra cạnh tranh.

33. Lập trình hướng đối tượng

3 TC

Môn học giới thiệu về các khái niệm cơ sở của lập trình hướng đối tượng và được minh họa bằng ngôn ngữ lập trình Java. Môn học cũng giới thiệu về những lợi ích mà phương pháp hướng đối tượng mang lại cho người lập trình so với các phương pháp lập trình trước đây như tái sử dụng, bảo mật,... Các khái niệm cơ sở của lập trình hướng đối tượng được giới thiệu bao gồm: Đối tượng, Lớp, Kế thừa, Đa hình, Đóng gói, Liên kết động, Trừu tượng hóa dữ liệu, Truyền thông điệp. Cú pháp, ngoại lệ, các luồng dữ liệu của ngôn ngữ Java dược trình bày giúp sinh viên hiểu sâu hơn về ngôn ngữ lập trình. Ngoài ra, môn học cũng giới thiệu sơ lược về thiết kế hướng đối tượng dùng các ký pháp của UML và thiết kế mẫu.

34. Phát triển phần mềm mã nguồn

3 TC

Học phần Phát triển phần mềm mã nguồn mở cung cấp cho học viên: Các khái niệm cơ bản về Phần mềm nguồn mở, cách phát triển phần mềm nguồn mở, tìm hiểu và triển khai các ứng dụng Web-Based sử dụng PHP & MySQL.

35. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin

3 TC

Môn học giới thiệu về các tiến trình phát triển phần mềm và những khái niệm liên quan. Tiếp đó trình bày các mô hình và phương pháp hướng cấu trúc khác nhau được vận dụng để tiến hành các bước xác định yêu cầu, phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin. Sau khi được nghe giảng, sinh viên được chia thành nhóm và nhận bài tập về nhà tiến hành thực hành phân tích, thiết kế và làm tài liệu. Kết quả làm bài tập được trình bày ở xemina để thảo luận và sau đó hoàn thiện tài liệu nộp giáo viên chấm điểm học phần 1. Cuối kỳ thi hết môn lấy điểm học phần 2.

36. Thực tập cơ sở

2 TC

Trong chương trình đào tạo các chuyên ngành truyền thông và mạng máy tính, sinh viên phải trải qua 5 tuần thực tập cơ sở. Củng cố kiến thức lý thuyết đã được trang bị trong nhà trường và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế. Rèn luyện kỹ năng thực hành thông qua việc thực hiện các công việc thực tiễn mà cơ quan tiếp nhận sinh viên thực tập giao cho. Rèn luyện ý thức chấp hành kỷ luật lao động, thái độ giao tiếp với mọi người, phát huy tinh thần học hỏi, chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn sản xuất, lao động và cuộc sống.

37. Đồ án I (Project)

2 TC

Trong chương trình đào tạo các chuyên ngành truyền thông và mạng máy tính, sinh viên phải trải qua 5 tuần thực hiện đề tài. Củng cố kiến thức lý thuyết đã được trang bị trong nhà trường và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế. Rèn luyện kỹ năng thực hành thông qua việc thực hiện các công việc thực tiễn mà giáo viên hướng dẫn giao cho.

38. Phân tích thiết kế hướng đối tượng

3 TC

Học phần Phân tích và thiết kế hướng đối tượng bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Giới thiệu một số khái niệm cơ bản của hướng đối tượng, phân tích và thiết kế hướng đối tượng, các ngôn ngữ hướng đối tượng thường dùng; Quy trình phát triển phần mềm; Giới thiệu ngôn ngữ UML dùng trong thiết kế hướng đối tượng; Các mẫu thiết kế hướng đối tượng được dùng phổ biến trong các ứng dụng hiện hành và ứng dụng tương lai. Có thể sử dụng C++ hoặc Java để thực hiện việc triển khai một dự án hoàn chỉnh để minh hoạ.

39. An toàn và bảo mật thông tin

3 TC

Môn học cung cấp nội dung của an toàn và bảo mật thông tin, các khái niệm cơ bản về mật mã học. Trình bày các thuật toán mã hóa từ cổ điển đến các thuật toán hiện đại được sử dụng nhiều nhất hiện nay, các sơ đồ ký số, các hệ mật mã đối xứng, mật mã công khai.

40. Trí tuệ nhân tạo

3 TC

Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực nghiên cứu thiết kế các tác nhân thông minh. Môn hoc gồm 2 phần. Phần 1: Trình bày các phương pháp tìm kiếm cơ bản, đạc biệt là các phương pháp tìm kiếm heuristic.  Phần 2: Trình bày các ngôn ngữ biểu diễn tri thức và các phương pháp lập luận tự động làm cơ sở cho việc thiết kế các tác nhân dựa trên trí thức.

41. Multimedia

3 TC

Môn học bao hàm những kiến thức tổng quan về multimedia, các lĩnh vực ứng dụng; Các yêu cầu đối với hệ thống multimedia nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ; Các nguyên tắc, quy trình, công cụ xây dựng và phát triển ứng dụng và tìm hiểu về các loại dữ liệu multimedia và kỹ thuật nén. Môn học có ý nghĩa, vai trò trong việc hỗ trợ sinh viên có tầm nhìn tổng quan và kỹ năng về truyền thông đa phương tiện – Một lĩnh vực thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.

42. Công nghệ và thiết bị mạng

3 TC

Môn học nhằm trang bị các kiến thức cơ bản về các thiết bị quan trọng trong một mạng nội bộ cũng như mạng diện rộng, tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với một số thiết bị mạng của các hãng nổi tiếng như: Cisco, Nortel, IBM, Intel...

43. Phát triển ứng dụng trên môi trường mạng

3 TC

Môn học giúp sinh viên nắm được khái niệm cơ bản về một số công nghệ mới trong việc xây dựng các ứng dụng dựa trên nền Web, từ đó có thể áp dụng vào để triển khai các công việc thực tế một cách hiệu quả.

44. Xử lý ảnh

2 TC

Môn học giới thiệu các khái niệm cơ bản trong xử lý ảnh như điểm ảnh, lấy mẫu, màu sắc, ... Đồng thời, môn học cũng giới thiệu một số thao tác cơ bản trong xử lý ảnh như: biến đổi Fourier, nhân chập, các thao tác toàn cục, thao tác cục bộ, …Ngoài ra, môn học còn giới thiệu về nén ảnh và trích chọn đặc trưng trong ảnh.

45. Lý thuyết thông tin

2 TC

Môn học lý thuyết thông tin giới thiệu các khái niệm cơ bản về hệ thống truyền tin, các kiến thức về lượng tin, entropi nguồn rời rạc, các lý thuyết về mã hóa, các phương pháp biểu diễn mã, các phương pháp mã hóa thống kê tối ưu, mã chống nhiễu, mã vòng, mã tuyến tính. Môn học là tiền đề cho các môn: An toàn bảo mật thôn tin, thống kê phân tích số liệu, kỹ thuật truyền số liệu, mạng máy tính, nguyên lý hệ điều hành...

46. Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm

2 TC

Bài giảng cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về giao tiếp và làm việc nhóm như: các khái niệm về giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói, kỹ năng thuyết trình và một số kỹ năng làm việc nhóm. Bài giảng được viết tóm tắt trong bốn bài, giúp sinh viên bước đầu tiếp cận với phương pháp học theo tín chỉ: tự học, tự nghiên cứu, tự làm bài tập và thảo luận nhóm.

47. Hệ quản trị dữ liệu

3 TC

Khái niệm về CSDL và hệ quản trị CSDL; Các thành phần cơ bản trong MS SQL Server; Ngôn ngữ T-SQL và các đối tượng CSDL; Các tác vụ quản trị hệ thống.

48.1 Kinh tế học đại cương

2 TC

Môn học bao gồm hai phần chính: Kinh tế học vi mô: đề cập đến các vấn đề về luật cung cầu, cơ chế thị trường của người tiêu dùng, hành vi của nhà sản xuất, và các cấu trúc thị trường cạnh tranh; Kinh tế học vĩ mô: đề cập đến các vấn đề chu kỳ kinh tế, đo lường sản lượng kinh tế quốc dân, tổng cung, tổng cầu, các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô.

48.2 Marketing căn bản

2 TC

Môn học Marketing căn bản giới thiệu những triết lý kinh doanh hiện đại, đã chi phối cách thức doanh nghiệp tham gia vào thị trường, với bí quyết của Marketing hiện đại là hiểu biết cặn kẽ nhu cầu, đây là nội dung cốt lõi, là xuất phát của mọi hoạt động Marketing. Do vậy Marketing sẽ trang bị cho người học khả năng thực hành Marketing một vũ khí độc đáo trên cơ sở hiểu biết thị trường và khách hàng. Để xây dựng và triển khai chiến lược Marketing hỗn hợp qua 4 công cụ : Sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiễn hỗn hợp.

48.3 Quản lý chất lượng

2 TC

Học phần Quản lý chất lượng bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: cung cấp những khái niệm cơ bản về chất lượng, các quan điểm về chất lượng trong nền kinh tế thị trường, các tiêu chuẩn chất lượng và đo lường chất lượng; các phương pháp quản lý chất lượng; các hình thức kiểm tra chất lượng. Hệ thống chất lượng ISO.

48.4. Quản lý công nghệ

2 TC

Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về các khái niệm về công nghệ và quản trị công nghệ; Dự báo, hoạch định công nghệ; Lựa chọn và đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ; Các chiến lược công nghệ và quản lý công nghệ tại doanh nghiệp.

48.5 Quản lý dự án

2 TC

Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về dự án đầu tư như tổng quan về dự án đầu tư; quá trình lập một dự án đầu tư (phân tích kỹ thuật công nghệ, phân tích tài chính, phân tích kinh tế – xã hội và môi trường của dự án đầu tư). Thẩm định một dự án đầu tư (cơ sở pháp lý, phương pháp và kỹ thuật thẩm định). Quản lý dự án đầu tư (nội dung, phương pháp, quản lý thời gian, tiến độ, phân phối nguồn lực, quản lý chất lượng và rủi ro của dự án..).

48.6 Quản lý sản xuất

2 TC

Học phần Quản lý sản xuất bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: Cung cấp các kiến thức cơ bản về quản trị sản xuất và tác nghiệp trong doanh nghiệp của nó như dự báo, quản trị công suất, lập kế hoạch, tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, quản trị dự trữ sản xuất hệ thống cung cấp đúng thời hạn trong hệ thống sản xuất sản phẩm; Xác định mối quan hệ chặt chẽ với các chức năng quản lý khác.

49. Hệ phân tán

3 TC

Môn học này trang bị kiến thức cơ bản về các kiến trúc trong Hệ phân tán; Các phương pháp truyền thông, định danh, đồng bộ hóa và nhân bản trong Hệ phân tán.

50. Quản trị mạng

3 TC

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về giao thức quản trị mạng SNMP. Các kiến thức về Mạng máy tính, và các công nghệ hỗ trợ trong quản trị mạng đang được triển khai hiện nay. Cung cấp những kiến thức cơ bản khi quản trị mạng dựa trên Hệ điều hành và các phần mềm hỗ trợ.

51. Thiết kế mạng Intranet

3 TC

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các kỹ thuật trong giao thức TCP/IP, bao gồm kỹ thuật truyền dữ liệu theo cơ chế chuyển tiếp, kỹ thuật chọn đường, các kỹ thuật kết nối mạng LAN với mạng Internet, cách xây dựng và cài đặt cấu hình cho các dịch vụ trên TCP/IP...

52. Mạng không dây và truyền thông di động

3 TC

Giới thiệu chung về lịch sử và sự phát triển của hệ thống thông tin di động; Một số phương pháp đa truy nhập trong thông tin di động; Kiến trúc về mạng không dây, mạng không dây di động và các chuẩn truyền dẫn, antenna;  Mạng không dây tế bào và sự phát triển của các thế hệ mạng;  Giao thức truy nhập mạng IP di động và cách hoạt động của nó; Các kiến thức về mạng LAN không dây, an ninh mạng LAN không dây và một số phương pháp triển khai mạng LAN không dây.

53. Đánh giá hiệu năng mạng

3 TC

Môn học này trang bị kiến thức cơ bản về các khái niệm độ đo hiệu năng; Các phương pháp đánh giá hiệu năng; Sử dụng các phần mềm đánh giá hiệu năng mạng.

54. Phát triển ứng dụng cho các thiết bị di động

3 TC

Môn học này giúp sinh viên hiểu và nắm được các kiến thức cơ bản về cách xây dựng, phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động dựa trên công nghệ Java 2 Edition, J2ME. Mô hình kết nối giữa các thành phần di động trong điện toán di động, các giao thức truyền thông an toàn giữa các nút di động. Vấn đề kết nối và truyền thông giữa các thiết bị không dây trong mạng có cấu trúc và phi cấu trúc.

56. Thực tập tốt nghiệp

3 TC

Trong chương trình đào tạo các chuyên ngành, sinh viên phải trải qua 8 tuần thực tập tốt nghiệp. Đối với sinh viên, mục đích của đợt thực tập này là: Củng cố kiến thức lý thuyết đã được trang bị trong nhà trường và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế;  Rèn luyện kỹ năng thực hành thông qua việc thực hiện các công việc thực tiễn mà cơ quan tiếp nhận sinh viên thực tập giao cho.

57. Đồ án tốt nghiệp

10 TC

Giảng viên sẽ ra đề tài hoặc sinh viên tự đề xuất đề tài. Một sinh viên hoặc một nhóm sinh viên sẽ thực hiện đề tài dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Sinh viên sẽ tự xây dựng đề cương và kế hoạch thực hiện. Trong quá trình thực hiện, sinh viên phải thường xuyên liên hệ với giảng viên hướng dẫn (qua email/ gặp trực tiếp) để giảng viên kiểm tra tiến độ thực hiện, giải quyết những vấn đề vướng mắc (nếu có), đánh giá kết quả thực hiện.

59.1. Quản trị dự án CNTT

2 TC

Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý dự án, quản lý dự án Công nghệ thông tin, những kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc lập kế hoạch dự án, ước lượng chi phí,  quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý rủi ro, lựa chọn nhân sự tham gia dự án.

59.2. Kỹ nghệ phần mềm

2 TC

Môn học cung cấp cho sinh viên nền tảng lý thuyết và thực hành của kỹ nghệ phần mềm. Trong phần lý thuyết, sinh viên sẽ học về các khái niệm cơ bản của kỹ nghệ phần mềm và các hoạt động chính của kỹ nghệ phần mềm như xác định tiến trình sản xuất phần mềm, quản lý dự án phần mềm, phân tích và đặc tả các yêu cầu phần mềm, thiết kế hệ thống, lập trình, kiểm thử, chuyển giao và bảo trì phần mềm. Đối với mỗi hoạt động này, môn học giới thiệu các khái niệm liên quan, một số phương pháp, công nghệ, kỹ thuật, công cụ hỗ trợ và các nguyên lý thực hiện. Trong phần thực hành, sinh viên sẽ làm quen với quá trình phát triển các sản phẩm phần mềm một cách công nghiệp. Ngoài ra, sinh viên sẽ được tiếp cận một số hướng phát triển mới của kỹ nghệ phần mềm.

59.3. LINUX và phần mềm nguồn mở

2 TC

Môn học hệ điều hành mạng cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về hệ điều hành Linux. Các đặc điểm về quản trị tài nguyên, quản trị hệ thống, các dịch vụ mạng được hỗ trợ, các tính năng ưu điểm của hệ điều hành Linux. Các kiến thức về lập trình ngôn ngữ shell script và lập trình Java, C/C++ trên môi trường này, các ứng dụng của  hệ điều hành Linux trong các hệ thống quản trị mạng.

59.4. An ninh mạng

2 TC

Học phần An ninh mạng giảng dạy những nội dung về An ninh thông tin, các hình thức tấn công vào các hệ thống mạng; Giới thiệu về một số thuật toán thông dụng được dùng để mã hóa và xác thực thông tin; trình bày đặc điểm, cách thức nhận dạng một Virus và một số hình thức nâng cao khả năng phòng chống virus tấn công; trong học phần dành một phần đáng kể nội dung liên quan đến tường lửa, các thành phần chính của một tường lửa an toàn, các kỹ thuật  phát hiện xâm nhập trái phép và cách triển khai một hệ thống phát hiện xâm nhập trái phép trong thực tế.

59.5. Hệ thống thông tin vệ tinh

2 TC

Môn học đề cập đến các vấn đề:Tổng quan các hệ thống thông tin vệ tinh; Các quỹ đạo và phóng vệ tinh; Truyền sóng và phân cực sóng trong thông tin vệ tinh; Anten trong hệ thống thông tin vệ tinh; Phần không gian cuả hệ thống thông tin vệ tinh; Phần mặt đất của hệ thống thông tin vệ tinh; Thiết kế đường truyền vệ tinh; Đa truy nhập trong thông tin vệ tinh; Các hệ thống thông tin di động vệ tinh; Kết nối Internet qua hệ thống thông tin vệ tinh.

59.6. Lập trình mạng

2 TC

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về lập trình mạng bao gồm các kỹ thuật lập trình dựa trên Socket, RMI, Protacol và một số kỹ thuật lập trình phân tán để ứng dụng nó trong những ứng dụng mạng.

59.7. Lập trình truyền thông

2 TC

Môn học bao gôm 3 chương, cung cấp phương pháp, kỹ năng lập trình trên môi trường mạng để từ đó có thể xây dựng các ứng dụng dựa trên các giao thức hướng ứng dụng.

59.8. Lập trình ứng dụng cho Mobile

2 TC

Học phần Lập trình ứng dụng cho các thiết bị di động trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về công nghệ và kỹ thuật phát triển phần mềm ứng dụng cho thiết bị di động, có kỹ năng lập trình phát triển phần mềm ứng dụng cho thiết bị di động trên một vài nền tảng cụ thể như J2ME. Sinh viên được giới thiệu về Lập trình giao diện người dùng, lưu trữ với MIDP; Lập trình mạng với MIDP.

59.9. Công nghệ mới trong Truyền thông và Mạng máy tính

2 TC

Môn học này trang bị kiến thức cơ bản về một số công nghệ mới trong Truyền thông và mạng máy tính hiện nay.

59.10. Thương mại điện tử

2 TC

Môn học này cung cấp kiến thức tổng quát về lĩnh vực kinh doanh và thực thi thương mại thông qua các phương tiện điện tử dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, thương mại điện tử (eCommerce). Giới thiệu các mô hình, cách thức quản lý và triển khai các ứng dụng thương mại trên nền tảng công nghệ hiện tại.