Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái Nguyên

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng mục tiêu

phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái Nguyên

PGS.TS Tô Bình

P. Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Công nghệ TN

 

Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận cấu thành nguồn nhân lực của quốc gia, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Do đó, phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và là một tất yếu khách quan. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đặt ra nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.      

1. Trường Đại học Kinh tế-Công nghệ Thái Nguyên

Trường Đại học Kinh tế - Công nghệ Thái Nguyên, tiền thân là Trường Đại học Việt Bắc, được thành lập theo Quyết định số 1341/QĐ-TTg, ngày 5/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 28 tháng 01 năm 2022, Trường Đại học Việt Bắc được Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 về việc đổi tên Trường Đại học Việt Bắc thành Trường Đại học Kinh tế - Công nghệ Thái Nguyên.

Trường đại học Kinh tế - Công nghệ Thái Nguyên có Sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, triển khai nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tầm nhìn của trường là trở thành một trường đại học đa ngành, định hướng ứng dụng có uy tín cao trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong nước và quốc tế; trường có Giá trị cốt lõi: Năng động, Sáng tạo, Trung thực, Trách nhiệm, có Triết lý Giáo dục: Nhân văn – Thực Nghiệp -  Hội nhập.

Trường nằm ở trung tâm thành phố Thái Nguyên-một trong ba trung tâm đào tạo đại học lớn nhất của cả nước, là điều kiện rất thuận lợi để Trường có thể thu hút và lựa chọn đội ngũ chuyên gia, giảng viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn sâu, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Hiện nay, đội ngũ giảng viên của trường gồm 110 người, gồm: 3 GS, 20 PGS, 30 TS và 57 ThS. Hầu hết đội ngũ giáo viên cơ hữu của Trường đã có kinh nhiệm trên dưới 20 năm giảng dạy đại học, nhiều người là Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp Nhà nước, có nhiều bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước và quốc tế và đã viết nhiều giáo trình, sách giáo khoa cho đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

Trường đại học Kinh tế - Công nghệ Thái Nguyên được xây dựng trên diện tích 40 ha tại phường Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, với hệ thống các công trình phục vụ cho đào tạo và cuộc sống sinh viên, gồm: Nhà điều hành, nhà giảng đường, các phòng thí nghiệm chuyên ngành, xưởng thực tập, thực hành phù hợp với các ngành đào tạo. Ngoài ra, Trường còn có các cơ sở thực hành, thực tập kết hợp với sản xuất phục vụ xã hội gồm: 1 Siêu thị ALOHA phục vụ thương mại  cho xã hội, đồng thời là Trung tâm thực hành, thực tập của khối ngành đào tạo kinh tế - xã hội; 1 xí nghiệp Cơ điện sản xuất thiết bị cơ khí, điện, điện tử phục vụ  thực hành, thực tập cho sinh viên khối ngành công nghệ Điện – Điện tử, Cơ khí, Công nghệ thông tin.

Trường Đại học Kinh tế - Công nghệ Thái Nguyên đã được cấp Giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng đào tạo theo chuẩn quốc gia do Bộ Gáo dục – Đào tạo ban hành.

Với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn và nghề nghiệp cao, yêu nghề, Trường Đại học Việt Bắc hoàn toàn đủ điều kiện và năng lực để đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao ở trình độ đại học và trên đại học, phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Kết quả đào tạo đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái Nguyên

Sau 10 năm chính thức hoạt động, và kể từ năm  có khóa sinh viên đầu tiên ra trường 2016 đến năm 2021, Trường đã có 624 sinh viên tốt nghiệp. Tất cả sinh viên này đều thuộc các lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước như cơ khí, điện, công nghệ thông tin, tiếng Anh và kinh tế. Hầu hết sinh viên đã tốt nghiệp của Nhà trường đều xin được việc làm ngay sau năm đầu tiên ra trường. Nhìn chung nguồn nhân lực chất lượng cao mà nhà trường cung cấp cho xã hội đều chuyên môn tốt, có ý thức lao động và có sức khỏe.

Ngành

Năm

Tổng

2016

2017

2018

2019

2020

2021

LIÊN THÔNG

Kế toán

101

36

04

01

 

 

142

QTKD

 

 

73

105

49

32

259

Anh

 

 

 

 

 

56

56

Tổng LT

101

36

77

106

49

88

457

CHÍNH QUY

Kế toán

 

16

25

07

07

01

56

QTKD

 

05

15

03

03

02

28

Điện

 

 

06

18

13

03

40

KT Cơ khí

 

 

10

06

11

01

28

CNTT

 

 

03

04

07

01

15

Tổng CQ

 

21

59

38

41

08

167

Tổng T. trường

101

57

136

144

90

96

624

 

Hiện nay Nhà trường đang đào tạo 13 ngành: Cơ khí chế tạo máy, Cơ khí động lực - ô tô, Cơ khí luyện kim - cán thép, Tự động hóa, Hệ thống điện, Thiết bị điện, Công nghệ thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị doanh nghiệp công nghiệp, Quản lý kinh tế , Kế toán tổng hợp, Kế toán doanh nghiệp công nghiệp, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Hàn quốc, Luật học , Du lịch.  Tổng số sinh viên trường ĐH KT_CN Thái nguyên đang đào tạo là 1126.

Để đạt được kết quả trên trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế-xã hội như trên, Nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp động bộ và phù hợp với thực tiễn và điều kiên của Trường.                                                       

3. Các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

3.1. Xây dựng đội ngũ giảng viên

Trường ĐH KT-CN Thái Nguyên luôn xác định đội ngũ giảng viên là yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong đào tạo đại học - nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngay từ khi mới hoạt động, Trường ĐH KT-CN Thái Nguyên đã xây dựng KHCL dài hạn về phát triển đội ngũ giảng viên. Ngoài việc tuyển mới những giảng viên có bằng thạc sỹ, tiến sỹ, Trường còn mời được nhiều GV có kinh nghiệm và trình độ cao, nguyên là các giảng viên lâu năm của các trường thành viên thuộc ĐHTN làm giảng viên cho trường. Đồng thời Trường cũng mời được nhiều GV có kinh nghiệm và trình độ cao, là các giảng viên của các trường thuộc ĐHTN tham gia giảng day, hướng dẫn sinh viên thực tập, làm đồ án tốt nghiệp.

 Trường ĐH KT-CN Thái Nguyên rất chú trọng việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ. Năm 2021 có 12 CB, GV trẻ được tạo điều kiện đi học để cấp chứng chỉ tin học văn phòng. Trường đã liên kết với công ty Etech bồi dưỡng cho GV, CB về dạy học trực tuyến và Đào tạo từ xa “Digital Uni-Giải pháp đào tạo trực tuyến”. 3 giảng viên của Trường đã bảo vệ thành công và được cấp bằng Tiến sỹ, 1 NCS đã bảo vệ luận án cấp cơ sở, khối văn phòng có 5CB đã hoàn thành viẹc học cao học và được cấp bằng thạc sỹ, 3 CB đang theo học cao học. Hiện nay, 100% cán bộ, giảng viên của Trường sử dụng thành thạo CNTT trong công tác văn phòng và trong giảng dạy. CB, GV của trường khai thác tốt các phần mềm chuyên dụng, mạng Internet và các phương tiện kĩ thuật, công nghệ phục vụ có hiệu quả cho công tác giảng dạy và NCKH.. Hiện nay, đội ngũ giảng viên của trường gồm 110 người, gồm: 3 GS, 20 PGS, 30 TS và 57 ThS. Như vậy số giảng viên có trình độ GS, PGS và TS chiếm tỷ lệ 48,2%.  Đội ngũ GV của Trường đáp ứng được tất cả HĐĐT, tỉ lệ SV/GV của Trường đáp ứng yêu cầu chuẩn của Bộ GD&ĐT.

3.2. Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng đại học ứng dụng và đổi mới PPGD.

Để đảm bảo CTĐT cung cấp đầy đủ các kiến thức thực tế và kỹ năng nghề nghiệp phù ngay trong quá trình đào tạo, Nhà trường nỗ lực đổi mới chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng, đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong chương trình định hướng ứng dụng, cơ cấu giữa lý thuyết và thực hành đã được thay đổi đáng kể. Những nội dung lý thuyết nặng tính hàn lâm, không trực tiếp hình thành năng lực nghề nghiệp cho sinh viên được giảm bớt, số tín chỉ thực hành tăng lên, thời gian đi thực tế nhiều hơn. Nhà trường thường xuyên nghiên, cứu vận dụng các CTĐT tiên tiến của các trường ĐH trong nước và Quốc tế để xây dựng và điều chỉnh CTĐT của Trường. Nhà trường đã huy động được doanh nghiệp, cựu sinh viên tham gia sâu vào quá trình phát triển chương trình, quá trình đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo sinh viên.

Để thực hiện tiêu chuẩn của một trường ĐH ứng dụng, Trường tạo cơ hội cho sinh viên của được học tập, thực hành, thực tập tại các phòng thí nghiệm hiện đại và được hướng dẫn bởi các giáo viên giàu kinh nghiệm. Trường xây dựng các cơ sở thực hành, thực tập kết hợp với sản xuất phục vụ xã hội: 1 Siêu thị ALOHA phục vụ thương mại  cho xã hội, đồng thời là Trung tâm thực hành, thực tập của khối ngành đào tạo kinh tế - xã hội; 1 xí nghiệp Cơ điện sản xuất thiết bị cơ khí, điện, điện tử phục vụ  thực hành, thực tập cho sinh viên khối ngành công nghệ Điện – Điện tử, Cơ khí, Công nghệ thông tin. Ở các cơ sở này, sinh viên khối ngành kinh tế, cơ khí, điện được thực hành, thực tập tất cả các nội dung của chương trình đào tạo ngay từ năm thứ nhất, đến khi sinh viên thực tập tốt nghiệp.  Đây là một mô hình vừa sản xuất vừa dạy học mà ít trường ĐH có thể áp dụng. Trường tiếp tục ký hợp đồng đào tạo với trường Cao đẳng Nghề số 1 Bộ Quốc phòng trước đây để sinh viên lĩnh vực cơ khí, lĩnh vực điện, điện tử, lĩnh vực CNTT thực hiện chương trình thực hành trong thời gian 2 học kỳ; với trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp thuộc Đaị học Thái Nguyên về việc triển khai thí nghiệm và thực hành chuyên môn tại các phòng thực hành, thí nghiệm chuyên sâu của hai trường này. Ngoài ra, Trường còn với phối hợp công ty TNHH COWELL Châu Á để mở các khóa ngắn hạn về nâng cao kỹ năng  Kỹ sư CNTT. Do đó, SV của trường ĐH KT-CN TN có kiến thức thực tế và kỹ năng nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trường đã thực hiện được yêu càu mà nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Xuân Nhạ đã nêu: “Mô hình đào tạo của các trường phải gắn chặt đào tạo với thực tế, khắc phục được căn bệnh phổ biến hiện nay là tính hàn lâm trong đào tạo rất cao, sinh viên ra trường ngơ ngác, quá trình học tập và khởi nghiệp sau này tách biệt”. 

3.3. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế

Hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất của trường đại học đó là: đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của nhà trường, trong đó việc giảng viên của nhà trường tích cực tham gia các hoạt động NCKH là một trong những biện pháp quan trọng - bắt buộc - cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội.

Giảng viên tại trường đại học cũng có hai nhiệm vụ quan trọng nhất: Giảng dạy và NCKH. Thực tiễn và lý luận đều chứng minh rằng, NCKH và giảng dạy có mối quan hệ hữu cơ, gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau. NCKH tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy. Ngược lại, công tác giảng dạy là động lực của hoạt động NCKH. Do vậy, có thể khẳng định rằng, cùng với hoạt động giảng dạy, NCKH là thước đo năng lực chuyên môn của giảng viên.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với giảng viên, và đặc biệt là các giảng viên trẻ, trường Đại học Kinh tế-Công nghệ Thái Nguyên luôn luôn chú trọng, khuyến khích giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học. Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện, để giảng viên tiếp cận với nghiên cứu khoa học, xác định đây là nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi giảng viên.

Nhà trường có quy định cụ thể chính sách khen thưởng về hoạt động NCKH cho CB và SV. CB, GV của Trường Đại học Kinh tế-Công nghệ Thái Nguyên có bài đăng ở tạp chí quốc tế thuộc loại SCI được thưởng tối thiểu 10 triệu đồng/bài; bài đăng ở các tạp chí ISI nhưng không thuộc loại SCI được thưởng tối thiểu 5 triệu đồng/bài, các tạp chí quốc tế khác có mức thưởng là tối thiểu 1 triệu đồng/bài. Nhà trường đã chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ giảng viên, CB của Nhà trường để họ có điều kiện tiếp cận các tài liệu khoa học bằng tiếng Anh và xử lý tốt các kết quả nghiên cứu bằng CNTT.

 Nhờ những kế hoạch và chính sách này, hàng chục công trình khoa học đã được công bố trên các Tạp chí quốc tế và quốc gia uy tín, như:  Cải thiện khả năng gia công khi khoan lỗ sâu trên hợp kim nhôm có rung động siêu âm trợ giúp ; Phương pháp tiếp cận mới để mô hình hóa mô-men xoắn khoan khi khoan lỗ sâu thông thường và có rung động siêu âm trợ giúp…Số công trình đã công bố trên các hội thảo, tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế của Trường đều tăng hàng năm. Các đề tài và các công bố phù hợp với định hướng nghiên cứu và phát triển của Trường. Nguồn thu từ hoạt động NCKH và CGCN của Nhà trường cao hơn so với tổng chi cho hoạt động NCKH và các hoạt động khoa học công nghệ. NCKH của Trường cũng đã gắn liền với hoạt động đào tạo, phục vụ trực tiếp nhu cầu của doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế xã hội của Vùng và đất nước.

Nhiều đề tài NCKH cấp bộ và các dự án do các cán bộ giảng viên Nhà trường làm chủ nhiệm đề tài có sự liên kết, tham gia của cán bộ, giảng viên, các nhà khoa học, các kỹ sư của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan của các tỉnh và các doanh nghiệp.

Ngoài ra, Nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ với nhiều trường ĐH của các quốc gia phát triển trên thế giới trong đó có Mỹ, Úc, Hàn quốc, Singapore, Malaysia ... Các mối quan hệ này đã tạo điều kiện cho nhiều GV của Trường được học lên ThS, TS tại các trường bạn, tạo điều kiện tham quan, học hỏi kinh nghiệm về giảng dạy, quản lý và tham gia một số dự án. Thời gian qua, Nhà trường đã tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Hàn Quốc để thiết lập quan hệ đối tác với nhiều tổ chức và doanh nghiệp Hàn quốc tại Việt Nam.

3.4. Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

Thư viện Trường được thành lập năm 2012, kết nối với thư viện hiện đại của các trường ĐH trong hệ thống thư viện ĐHTN. Trường ĐHVB đã ký văn bản hợp tác với ĐHTN để CB, GV và SV của Trường được mượn, đọc sách cũng như khai thác các nguồn cơ sở dữ liệu điện tử từ Trung tâm học liệu ĐHTN.  

Ngoài ra, hàng năm, Trường ĐHVB có kế hoạch bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho thư viện, tạo điều kiện tối đa cho CB, NV và SV học tập và nghiên cứu, tra cứu thông tin. Việc tận dụng tối đa nguồn học liêuj phong phú của ĐHTN cùng với sự tích cực mua tài liệu, tạp chí, giáo trình đặc thù, Thư viện của trường ĐH KT-CN Thái Nguyên đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của giảng viên, cán bộ và sinh viên về tài liệu học tập, NCKH.

Nâng cao chất lượng và phát triển qui mô đào tạo của các trường đại học là giải pháp quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lương cao nói riêng cho việc phát triển kinh tế-xã hội. Trong những năm qua trường Đại học Kinh tế-Công nghệ Thái Nguyên vửa tích cực mở thêm các ngành đào tạo mới, sử dụng nhiều hình thức đào tạo và đặc biệt là thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Qua đó trường Đại học Kinh tế-Công nghệ Thái Nguyên đã đóng góp tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và của tỉnh Thái Nguyên./.

 Nguồn: PGS.TS. Tô Văn Bình